Một số vấn đề liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam” ppt (Trang 99 - 101)

IV. KINH NGHIỆM CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC

4. Một số vấn đề liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam

nam

Như đã phân tích ở trên, khi áp dụng thuế chống bán phá giá thì lợi ích chúng về mặt kinh tế của toàn xã hội có thể bị giảm. Do đó, vn đề đầu tiên

đặt là có nên áp dụng thuế này không ngay cả khi các điều kiện cần thiết để áp dụng thuế này được tuân thủ. Nói cách khác, ngay cả khi đã có đuể các điều kiện để áp dụng thuế chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định về

thuế chống bán phá giá của WTO, cơ quan chắc năng vẫn cần cân nhắc mọi yếu tố liên quan để quyết định có nên áp dụng thuế này không. Ví dụ, thịt cừu của New Zealand bị bán phá giá vào Việt nam và gây thiệt hại cho một số

nông dân nuôi cừu. Nhưng một mặt Chính phủ thấy rằng hiệu quả của việc nuôi cừu ở Việt nam rất thấp nên cần khuyến khích những nông dân đó nuôi dê, mặt khác Chính phủ đang khuyến khích phát triển du lịch, trong đó việc cung cấp thịt cừu chất lượng cao với giá thấp là một yếu tố thúc đẩy du khách vào Việt nam. Trong trường hợp đó nhất thiết phải áp dụng thuế chống bán phá giá với thiệt cừu nhập khẩu từ New Zealand.

Thứ hai, hiện nay Việt nam chưa có văn bản pháp lý làm cơ sở áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong bối cảnh nhiều ngành sản xuất hàng hoá đang phát triển khá nhanh, việc áp dụng thuế chống bán phá giá có thể là cần thiết

để bảo hộ một số nhà sản xuất nhất định. Do đó, Việt nam cần nhanh chóng xây dựng và ban hành văn bản pháp lý về thuế chống bán phá giá dựa trên

Hiệp định tương ứng của WTO. Để có thể triển khai được công cụ này trên thực tế, văn bản pháp lý cần phải có những quy định rất cụ thể về các cơ quan thực thi, đặc biệt là các cơ quan điều tra phá giá và cơ quan đánh giá đặc biệt.

Thứ ba, song song với việc ban hành văn pháp lý về thuế chống bán phá giá, Việt nam cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan tới áp dụng thuế này. Chẳng hạn, cần có kế hoạch đào tạo sớm các luật sư chuyên về thương mại quốc tế để họ có thể tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới việc áp dụng thuế này. Thật vậy, việc áp dụng thuế

chống bán phá giá phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của WTO. Do đó có nhiều tình huống Việt nam phải đương đầu với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này. Nếu không có sự đào tạo các luật sư có đủ năng lực thì Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá.

Thứ tư, Việt nam cũng cần củng cố và khuyến khích các nhà sản xuất thành lập các hiệp hội. Thông qua hiệp hội các sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong việc nộp đơn yêu cầu cơ quan chức năng khởi đầu điều tra phá giá. Ngoài ra, chính các hiệp hội mới có nhiều điều kiện để cung cấp và thẩm định nhiều thông tin liên quan tới việc nhà xuất khẩu bán phá giá, giá bán trong nước, chi phí sản xuất tại nước xuất khẩu... Nhà nước cần có kế hoạch phổ biến cho các hiệp hội về các vấn đề liên quan tới thuế chống bán phá giá.

Cuối cùng, Việt nam cần tích cực theo dõi những diễn biến của Vòng

đàm phán Doha về “Các quy tắc mới” (New Rules), trong đó khả năng các thành viên WTO sẽ xem xét, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiệp định về

thuế chống bán phá giá. Đồng thời Việt nam cũng cần nghiên cứu về xu hướng áp dụng thuế này trên thế giới để có thể có những quyết định với các

đối tác thương mại, vừa cân bằng được lợi ích của nhà xuất cũng như người tiêu dùng trong nước, vừa không gây căng thẳng trong quan hệ thương mại, ngoại giao với các nước trong khu vực và trên thế giới.

III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam” ppt (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)