KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường pptx (Trang 89 - 91)

Trên thực tế từ năm 1975 đến năm 1979 vấn đề quản lý đất đai không được chú ý, nếu không muốn nói là bị buông lỏng.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Năm 1979, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 404/CP thành lập hệ thống tổ chức quản lý ruộng đất trực thuộc Hội đồng Chính phủ và UBND các cấp. Trong Nghị định này quy định: “Tổng cục Quản lý ruộng đất là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm giúp Hội đồng Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với toàn bộ ruộng đất trên cả nước, nhằm phát triển sản xuất, bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao đối với các loại đất”.

Trong những năm của thập kỷ 80, toàn ngành Quản lý ruộng đất từ Trung

ương đến địa phương đã nhanh chóng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

của mình theo Quyết định 201/CP và Chỉ thị 299/TTg. Kết quả các Tỉnh, Thành phố trong cả nước đã xây dựng được bản đồ giải thửa trên đất nông nghiệp và đất khu dân cư nông thôn. Một số địa phương đã điều tra xây dựng bản đồ HTSDĐ, bản đồ nông hoá thổ nhưỡng, bản đồ phân hạng đất lúa, làm cơ sở để xây dựng các phương án quy hoạch đất đai và quy hoạch phát triển các ngành. Đồng thời chúng ta đã tiến hành đo đạc và thành lập bản đồ địa hình phủ trùm cả nước với những tỷ lệ thích hợp cho từng vùng, từng địa phương. Được sự giúp đỡ của các nhà khoa học nước ngoài chúng ta đã điều tra xây dựng được các bản đồ đất, bản đồ khoáng sản... trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp... tuỳ theo từng ngành đã tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng của ngành mình làm cơ sở để xây dựng định hướng phát triển sản xuất và xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển ngành với các tỷ lệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu phát triển của của các ngành. Do trình độ công nghệ và trang thiết bị đo đạc thời kỳ này còn lạc hậu nên độ chính xác, hình thức cũng như nội dung của các bản đồ còn rất hạn chế, chưa đáp ứng và theo kịp được với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Từ sau năm 1990 và nhất là sau khi Luật Đất đai 1993 được ban hành thì các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được triển khai và thực hiện một cách đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Đến năm 2003, các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại

Điều 6 của Luật Đất đai năm 2003 bao gồm:

a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ;

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường pptx (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)