LĨNH VỰC THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
Tất cả các kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn, các chương trình, chiến lược đều chung có một mục tiêu là làm thế nào để quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhìn chung các kế hoạch, chiến lược đều thực hiện 1 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai 2003, là những căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, một số kế hoạch, chiến lược đã và đang thực hiện không theo kịp sự phát triển kinh tế của các ngành các lĩnh vực, nhất là khi Việt Nam sắp ra nhập WTO, các kế hoạch và chương trình thường xuyên phải điều chỉnh, một vài kế hoạch, chương trình, dự án còn chồng chéo, không hiệu quả, gây lãng phí sức người, sức của. Mối quan hệ giữa đất đai và các lĩnh vực khác
Trên thực tế, lĩnh vực đất đai có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý điều hành của Bộ, nhất là đối với lĩnh vực môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ. Các lĩnh vực này không chỉ có mối quan hệ với nhau trong công tác quản lý Nhà nước mà nó còn hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển bền vững. Vì vậy, song song với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường, chính sách pháp luật đất đai cũng phải được bổ sung hoàn thiện và được tổng hòa vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tài nguyên và môi trường thực hiện chức năng quản lý các lĩnh vực theo quy hoạch và pháp luật
Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS)
III.1.2. Tại một số địa phương
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT DỤNG ĐẤT
a. Tỉnh Hà Giang
Tính đến năm 2005 Tỉnh Hà Giang đã hoàn thành công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho 190/195 xã, phường, thị trấn; 10/11 huyện, thị.
Nhìn chung công tác quy hoạch sử dụng đất của Hà Giang trong thời gian qua là việc còn mới, số liệu điều tra ban đầu còn hạn chế nên phương án quy hoạch đưa ra chưa bao quát, dự báo và tính toán được đầy đủ những diễn biến của các lĩnh vực; chưa thể hiện được tính toàn diện, mặc dù các loại đất cơ bản đều thực hiện đạt chỉ tiêu theo định hướng quy hoạch nhưng còn có một số loại đất vượt xa so với chỉ tiêu quy hoạch hoặc một số loại đất không phát triển theo quy hoạch
Mặt khác công tác tổ chức chỉ đạo của các cấp, các ngành đôi khi còn thiếu sót, có lúc, có nơi thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa theo quy hoạch đã được phê duyệt.
b. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã hoàn thành công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho 71/80 xã, phường, thị trấn; 6/7 huyện, thị.
c. Tỉnh Nghệ An
Sở Tài Nguyên và Môi trường đã tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo 17/19 huyện lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và đã được UBND Tỉnh phê duyệt. Đã có 327 xã lập xong QHSDĐ cấp xã ( trong đó có 285 xã đã được UBND các huyện phê duyệt ). Hàng năm Sở Tài Nguyên và Môi trường đều tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng đất của Tỉnh, đã lập kế hoạch các giai đoạn 2001- 2005 để các ngành có cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển cho ngành mình, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của các ngành, các cấp.
d. Tỉnh Bình Định
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh Bình Định còn chưa đạt yêu cầu, mới hoàn thành công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho 0/155
Báo cáo hiện trạng, kế hoạch, nhu cầu phát triển thông tin đất đai và môi trường (ELIS)
xã, phường, thị trấn; 2/11 huyện, thị. Tuy nhiên công tác lập kế hoạch sử dụng đất từng năm và từng giai đoạn Tỉnh thực hiện khá tốt, luôn đáp ứng kịp thời và hoàn thành đúng thời hạn.
* Công tác lưu trữ và khai thác ở cấp Tỉnh: Địa chỉ để khai thác là Phòng QHKH SDĐ của Sở Tài nguyên và Môi trường.