0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN: HIỆN TRẠNG, KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG PPTX (Trang 91 -95 )

đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất; g) Thống kê, kiểm kê đất đai; h) Quản lý tài chính về đất đai;

i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

k) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

l) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

m) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;

n) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Như vậy có thể khẳng định rằng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của nước ta qua các thời kỳ đã từng bước phát triển, ngày càng hoàn thiện và

được nâng cao. Đặc biệt là công tác xây dựng các tài liệu bản đồ giai đoạn

sau tiến bộ hơn giai đoạn trước cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT DỤNG ĐẤT

Cho đến nay công tác lập QHSDĐ theo lãnh thổ của cả nước đạt được những thành quả sau:

- QHSDĐ theo lãnh thổ hành chính cấp Tỉnh đã triển khai được 64/64 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Quy hoạch sử dụng đất cấp Huyện trên phạm vi cả nước, đến nay khoảng 2/3 số Quận, Huyện, Thị xã đã và đang triển khai lập quy hoạch sử dụng đất.

QHSDĐ cấp Xã đã được triển khai ở hầu hết các Tỉnh, Thành phố trong cả nước, tuy nhiên tỉ lệ đạt chưa cao.

* Những ưu điểm của công tác lập QHSDĐ:

- Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý Nhà nước về đất đai đồng

thời tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ và sự tham gia của nhân dân trong việc sử dụng đất; bước đầu tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành Trung ương và địa phương trong quá trình quản lý và sử dụng đất.

- QHSDĐ sử dụng đất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng đảm bảo cân đối giữa nhiệm vụ chiến lược an ninh lương thực Quốc gia và sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước; xác lập được cơ chế điều tiết việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng, chủ động dành quỹ đất hợp lý cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng, cũng như các công trình văn hoá-thể thao, giáo dục, y tế…

- Đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục

đích sử dụng đất để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; hạn chế

đến mức thấp nhất việc chuyển diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác.

- Thông qua QHSDĐ Nhà nước nắm chắc được quỹ đất và xây dựng chính sách quản lý sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao; dự tính được các nguồn thu từ đất cho ngân sách Nhà nước.

* Những hạn chế, bất cập:

- Định mức sử dụng đất chưa được ban hành; kinh phí đầu tư cho công

tác lập quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế.

- Đa số các ngành triển khai lập QH, KHSDĐ còn chậm..

- Các địa phương mặc dù đã xác định được tầm quan trọng của công tác

lập QHSDĐ đối với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của mình nhưng do còn thiếu lực lượng triển khai và khó khăn trong việc cân đối kinh phí đầu tư hàng năm cho công tác này nên tiến độ thực hiện còn chậm ( đặc biệt ở cấp

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

- Khung giá đất để áp dụng thu tiền khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng cho thuê đất theo quy định hiện nay cao hơn giá thị trường, vượt quá khả năng của các nhà đầu tư; thiếu chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi không phảI vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, đang là một trở ngại để phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ…làm giảm tính khả thi của phương án quy hoạch.

* Công tác lưu trữ và khai thác ở cấp Trung ương:

Các tài liệu QH - KHSDĐ toàn quốc và cấp vùng được lưu trữ theo quy định. Các tài liệu gồm:

Quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (bản in trên giấy và dạng số);

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất - kèm theo báo cáo thuyết minh trên tỷ lệ nhỏ (bản in trên giấy và dạng số);

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất - kèm theo báo cáo thuyết minh trên tỷ lệ nhỏ (bản in trên giấy và dạng số);

Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định, thông qua, trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Công tác khai thác chủ yếu phục vụ các đơn vị quản lý và nghiên cứu thông qua các thủ tục hành chính (công văn, giấy giới thiệu) liên hệ tại Trung tâm

Điều tra Quy hoạch đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các sản phẩm

khai thác chủ yếu trên giấy, hồ sơ, báo cáo. * Công tác công khai hóa

Công tác công khai hóa thông tin quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất hiện thông qua thủ tục hành chính tương đối rườm rà, chủ yếu cho các đơn vị Nhà nước, hiện vẫn là đặc quyền của một số cán bộ công chức; việc niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan chức năng hầu như chưa triển khai. Công khai hóa qua mạng Internet/Intranet cho mọi đối tượng có nhu cầu coi như chưa thực hiện.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Trên các trang Web chính thức (cổng giao tiếp điện tử) của các UBND tỉnh/thành phố hiện tại chỉ có Thành phố Hà Nội có thông tin quy hoạch.

Cổng giao tiếp điện tử của thành phố Hà Nội (Hanoi portal

http://www.hanoi.gov.vn) hiện có trang Thông tin quy hoạch công bố quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch - kiến trúc Thành phố, các ngành và quận, huyện theo Quyết định số 8091/QĐ-UB ngày 31/12/2003 của UBND Thành phố Hà Nội. Danh mục quy hoạch công bố gồm:

- Quy hoạch thành phố

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; + Điều chỉnh quy hoạch chung;

- Quy hoạch quận - huyện

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các quận, huyện; + Quy hoạch chi tiết các quận - huyện;

- Quy hoạch phát triển ngành;

- Quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới và nhà ở - Quy hoạch chi tiết các tuyến đường;

- Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp làng nghề; - Quy hoạch hệ thống cấp nước;

- Dự án thoát nước khả thi giai đoạn I;

- Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi đỗ xe;

Trang Thông tin quy hoạch đã cập nhật toàn bộ Quyết định phê duyệt của các quy hoạch trên. Riêng quy hoạch chi tiết thành phố và 12 quận, huyện đã cập nhật toàn bộ thuyết minh tóm tắt, các văn bản pháp lý liên quan (Quyết định phê duyệt, Điều lệ quản lý xây dựng) và các bản đồ quy hoạch.

Bản đồ quy hoạch thể hiện dưới dạng ảnh số chụp bản đồ quy hoạch có các

thông số: ảnh .GIF 256 màu; độ phân giải 100x100 dpi; kích thước ảnh 6,9 x11,2 inches; kích thước file ảnh khoảng 80 Kb.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Khi tra cứu người sử dụng chỉ thấy hình dáng rất tổng quát của bản đồ theo đơn vị hành chính, khi tham khảo kỹ hơn chỉ thấy lờ mờ, không có độ chi tiết, nói chung là không sử dụng được cho mục đích công khai hóa thông tin

* Hiện trạng tình hình dữ liệu QH-KHSDĐ

Dữ liệu QH-KHSDĐ hiện tại chủ yếu trên các vật mang tin truyền thống như bản đồ trên giấy; bảng biểu trên văn bản (có dạng số nhưng phi cấu trúc); Bản

đồ HTSDĐ tuy đã trên dạng số nhưng cần phải chuyển đổi tọa độ, khuôn

dạng, chuẩn hóa lại để có thể đưa vào CSDL.

Các nguồn dữ liệu khác như nền địa hình, địa chính, hành chính cơ bản đã thể hiện trên dạng số nhưng vẫn cần chuẩn hóa để có thể đưa vào quản lý theo thiết kế của hệ thống thông tin.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN: HIỆN TRẠNG, KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG PPTX (Trang 91 -95 )

×