NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH VỚI CÁC KẾ HOẠCH/CHIẾN LƯỢC VỀ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường pptx (Trang 110 - 151)

2. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH VỚI CÁC KẾ HOẠCH/CHIẾN LƯỢC VỀ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI . THÔNG TIN ĐẤT ĐAI .

2.1. Yêu cầu

- Hệ thống phải có khả năng quản lý tích hợp và thống nhất nhiều dạng dữ liệu bao gồm:

+ Khả năng quản lý được dữ liệu với dung lượng lớn. Ba khối dữ liệu lớn nhất của thông tin đất đai là bản đồ địa chính; hồ sơ địa chính và qui hoạch sử dụng đất

+ Khả năng tích hợp và liên kết nhiều dạng dữ liệu khác nhau trong cùng một CSDL. Bản đồ và hồ sơđịa chính và các hồ sơ đất đai khác cần được quản lý tích hợp và thống nhất trong một CSDL.

- Toàn bộ hệ thống hoạt động thống nhất trên một CSDL đất đai duy nhất nhưng phải có tính mềm dẻo, được thiết kế theo dạng các môđun và phân thành các hệ thống con. Hệ thống thông tin đất đai sẽ là một hệ thống bao gồm các hệ thống con, mỗi hệ thống con thực hiện một dạng công việc nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận đơn vị tham gia vào công tác quản lý đất đai.

- Hệ thống có tính phân cấp. Mỗi cấp có những quyền hạn đã xác định trong công tác quản lý đất đai. Chức năng của hệ thống ở mỗi cấp phù hợp với thẩm quyền của cấp đó khi thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai.

- Hệ thống tuân theo những chuẩn đã được qui định bởi Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng dựa trên công nghệ nền tiên tiến. Các công nghệ nền được lựa chọn đảm bảo một số tiêu chuẩn sau:

+ Công nghệ nền tiên tiến, có độ tin cậy cao và đảm bảo không tụt hậu với xu thế phát triển rất nhanh về khoa học công nghệ

+ Công nghệ cho phép triển khai rộng nhưng vẫn đảm bảo hài hoà giữa vấn

đề kinh phí đầu tư và vấn đề bản quyền

+ Công nghệ có tính mở, cho phép người sử dụng dễ dàng xây dựng các ứng dụng theo đặc thù của công tác quản lý đất đai

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

- Hệ thống đơn giản, dễ sử dụng với người dùng, cho phép dễ dàng triển khai, đào tạo cho các địa phương.

- Hệ thống có tính mở, sẵn sàng mở rộng chức năng, nâng cấp và có khả năng liên kết, trao đổi với các hệ thống khác. Hệ thống phải luôn luôn có khả năng bám sát những điều chỉnh, thay đổi trong qui trình nghiệp vụ của từng công tác quản lý đất đai

- Hệ thống có cơ chế bảo mật và an toàn dữ liệu 2.2. Nội dung của hệ thống thông tin đất đai

Nội dung của hệ thống thông tin đất đai bao gồm các thành phần:

- Cơ sở dữ liệu đất đai: tập hợp các thông tin đất đai lưu trữ dưới dạng số - Hệ thống phần mềm và qui trình vận hành thực hiện những chức năng - Nhân lực, con người tham gia hoạt động trong hệ thống thông tin đất đai - Thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thông tin

2.3. Sự cần thiết của Hệ thống thông tin đất đai

Thứ nhất: Để xây dựng 1 hệ thống thông tin đất đai nhằm thống nhất quản lý đất đai có hiệu quả thì cần có 1 hệ thống thông tin với các cơ sở dữ liệu tốt (thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, được cập nhật liên tục...). Sự thiếu hụt thông tin (thông tin chất lượng không cao) sẽ làm ảnh hưởng đến các tiến trình phân tích vấn đề và ra quyết định.

Thứ hai: Việc thiết lập hệ thống thông tin, trao đổi dữ liệu giữa các cấp từ Trung ương đến Tỉnh, từ Tỉnh đến Huyện và ngược lại là rất cần thiết nhằm khai thác tận dụng tối đa thông tin, dữ liệu hiện có, đẩy mạnh việc sử dụng dữ liệu số, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dữ liệu thu thập được ở các cấp. Mục tiêu của hệ thống thông tin không chỉ mang ý nghĩa chuyển tải thông tin mà cần mang cả ý nghĩa truyền thông tức là đảm bảo có sự tương tác giữa 2 bên để công chúng có cơ hội phản hồi về những thông tin Nhà nước đưa ra. Có như vậy mọi người sẽ có ý thức nâng cao hiểu biết pháp luật về đất đai và môi trường. Nhưng để người dân có thể tôn trọng pháp luật họ phải hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình cũng như cách thức để thực hiện quyền và nghĩa vụ ấy.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

2.4. Chức năng, nhiệm vụ

Hệ thống quản lý thông tin đất là hệ thống gồm nhiều phân hệ, được phát triển trên nền tảng công nghệ GIS hiện đại, cung cấp các khối chức năng sau :

Khối chức năng chuẩn hoá dữ liệu : Dữ liệu của các chuyên ngành rất khác nhau về khuôn dạng dữ liệu ( ở các khuôn dạng như CAD, một số ở các khuôn dạng GIS khác nhau như MapInfo, ArcView, Geomidia…), do vậy cần có cung cụ để chuẩn hoá dữ liệu từ các khuôn dạng khác nhau về cùng một khuôn dạng thống nhất và cùng mô hình dữ liệu. Ngoài ra, cũng cần phải chuyển đổi hệ toạ độ nếu dữ liệu chưa được chuyển về hệ toạ độ Quốc gia VN-2000. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để tích hợp dữ liệu.

Khối chức năng biên tập dữ liệu : Sau khi chuẩn hoá, các lớp thông tin cần phải được biên tập lại ( tuyên bố đối tượng, nhập dữ liệu thuộc tính nếu chưa có hoặc chưa đầy đủ ). Hệ thống cung cấp các chức năng biên tập và nhập dữ liệu cho các dữ liệu này.

Khối chức năng quản lý dữ liệu: cơ sở dữ liệu đất đai có đặc điểm là dung lượng rất lớn ( do chứa thông tin bản đồ ) và phân tán ( do được cập nhật ở nhiều chuyên ngành khác nhau, nhiều đơn vị khác nhau ), do vậy cần có một cơ chế quản lý dữ liệu thống nhất nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn hệ thống và an toàn dữ liệu.

Khối chức năng cập nhật và phân phối dữ liệu: Dữ liệu được phân phối và cập nhật nhằm trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các ngành. Dữ liệu được phân phối dưới nhiều hình thức ( dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc tính...) và với nhiều phương tiện trao đổi ( thiết bị lưu trữ, mạng nội bộ, mạng Internet…) để thuận tiện cho người sử dụng.

Khối chức năng phân tích và xử lý dữ liệu: Để khai thác cơ sở dữ liệu cần có các chức năng phân tích và xử lý dữ liệu nhằm kết xuất các báo cáo phân tích và bản đồ chuyên đề.

Khối chức năng thông báo tư liệu đất đai: HTTT đất đai có nhiệm vụ cập nhật, tổng hợp và thông báo chung cho những đơn vị khai thác về tình hình tư liệu chi tiết (mức metadata) bằng cách sử dụng các công nghệ như GIS Portal, người sử dụng có thể biết chính xác tình hình tư liệu, tài liệu từ cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu chi tiết từng ngành và cơ sở dữ liệu tại địa phương để

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

2.5. Đối tượng người dùng

Thông tin phục vụ quản lý đất đai được phân theo đối tượng sử dụng đất. Luật đất đai 2003 quy định như sau:

- Các tổ chức trong nước - Hộ gia đình cá nhân - Cộng đồng dân cư - Cơ sở tôn giáo

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Đối tượng sử dụng có thể phân chia thành 3 nhóm sau: Nhóm quản lý ra quyết định:

- Ban quản lý đất đai (những người có thẩm quyền biên tập dữ liệu, phân phối dữ liệu cho các nhóm người dùng khác; ra quyết định, chính sách đất đai). - Các cơ quan quản lý đất đai: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nhóm nghiên cứu, dự án, tác nghiệp đất đai: Các cơ quan Trung ương; Sở Tài nguyên và Môi trường; Các dự án; Các nhà nghiên cứu.

Nhóm đối tượng người dùng cuối: cộng đồng, doanh nghiệp. 2.6. Dữ liệu

Cơ sở dữ liệu là hạt nhân để cung cấp thông tin cho hệ thống quản lý nhà nước, là thành phần quan trọng của hạ tầng thông tin quốc gia. Hệ thống thông tin đất là một cơ sở dữ liệu phức tạp, có khối lượng dữ liệu lớn, cần

được thiết kế phân tán sao cho tìm kiếm dữ liệu nhanh, bảo đảm độ an toàn

cao, phù hợp với hạ tầng kỹ thuật của đường truyền dữ liệu.

Dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai phải đảm bảo quản lý được đầy đủ và tổng hợp các thông tin đất đai. Các thông tin phải được cập nhật thường xuyên, đảm bảo phản ánh đúng thực tế.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Bên cạnh đó hệ thống thông tin đất đai phải đảm bảo điều kiện cung cấp đủ dữ liệu cho nhu cầu hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của nước ta. Hệ thống cơ sở dữ liệu của cấp trung ương phải kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của địa phương, dữ liệu phải được cập nhật, bổ sung thường xuyên từ

cấp địa phương. Dữ liệu được chuẩn hoá theo chuẩn quốc gia. Mục tiêu lâu

dài là đưa tất cả những dữ liệu cần sử dụng ở dạng số. Dữ liệu của hệ thống được bao gồm:

- Hiện trạng sử dụng đất

- Thống kê, kiểm kê đất đai từ năm 1980 đến nay - Tiềm năng đất đai

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Hồ sơ địa chính

- Bản đồ địa chính tỷ lệ từ 10.000 đến 1/200 - Định giá đất

- Thông tin về thuế

- Đăng ký biến động đất đai

- Các số liệu liên quan đến thông tin đất đai như thông tin nền địa hình, hành chính…Cần xây dựng các siêu dữ liệu để mô tả các dữ liệu của hệ thống

- Ngoài ra cần cập nhật các thông tin về pháp luật liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai (như Luật đất đai, các văn bản, chính sách có liên quan) Theo phân cấp quản lý về đất đai, cơ sở dữ liệu tích hợp tại Trung ương không lưu trữ thông tin chi tiết về từng thửa đất. Thông tin về đất đai trong cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên môi trường là những thông tin phục vụ quản lý Nhà nước cấp vĩ mô như thông tin về hiện trạng cấp giấy chứng nhận, thông tin quy hoạch cấp cả nước, cấp vùng và cấp tỉnh, tiềm năng sử dụng đất, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai .v.v.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

2.7. Chuẩn hóa thông tin đất đai

Với mô hình cơ sở dữ liệu đất đai phân tán theo đơn vị hành chính cấp Tỉnh, công tác xây dựng chuẩn hoá thông tin đất đai rất quan trọng. Chuẩn hoá tạo ra sự thống nhất trong lưu trữ, cập nhật và tra cứu thông tin đất đai trên toàn quốc. Chuẩn thông tin đất đai bao gồm các chuẩn chính sau:

- Chuẩn mô hình dữ liệu ( Spatial Data Model Standard ): chuẩn về cách thức mô tả và lưu trữ thông tin trong hệ thống.

- Chuẩn về nội dung dữ liệu ( Content Data Standard ): chuẩn hoá về nội dung của CSDL bao gồm những lớp đối tượng nào. Mô tả về từng lớp đối tượng: Tên, cách mã hoá, các thuộc tính của đối tượng và quan hệ ( không gian, thuộc tính ) của đối tượng với các đối tượng khác.

- Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu cho lưu trữ và trao đổi thông tin giữa các hệ thống ( Data format and Data Exchange Standard ).

- Chuẩn về siêu dữ liệu ( Metadata Standard): chuẩn hoá nội dung các thông tin cần thiết để một dữ liệu trong CSDL địa lý. Chuẩn hoá cách thức tạo, sửa chữa, truy nhập và tra cứu các thông tin metadata.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

2.8. Mạng truyền dữ liệu

Mạng truyền dữ liệu là một yếu tố được thiết kế và triển khai song hành với cơ sở dữ liệu. Ngành Tài nguyên và Môi trường không có nhu cầu xây dựng đường truyền dữ liệu riêng mà sử dụng hạ tầng đường truyền dữ liệu quốc gia. Hiện nay BTN & MT đang thiết kế kết nối mạng nội bộ Intranet Tài Nguyên và Môi trường, trên cơ sở đó thiết kế mạng nội bộ thành phần Sub-Intranet của lĩnh vực đất đai. Mạng nội bộ thành phần Sub - Intranet được kết nối giữa trung ương với địa phương.

Khối cơ quan Bộ được kết nối với mạng nội bộ thành phần Sub-Intranet để phục vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực đất đai nói riêng.

Mạng nội bộ thành phần Sub-Intranet về lĩnh vực đất đai được kết nối với mạng Internet để cung cấp dữ liệu trên các trang thông tin điện tử cho cộng

đồng trong nước và quốc tế sử dụng, để thu nhận ý kiến đóng góp từ nhân

dân về chính sách pháp luật, quy hoạch và sự vận hành của hệ thống hành chính.

Khi thiết kế mô hình mạng phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Theo tiêu chuẩn quốc tế và phổ cập tại Việt Nam

- Thiết bị phần cứng và phần mềm cập nhật và thông dụng - Tôn trọng vấn đề bản quyền

- Tận dụng tối đa các giải pháp mã nguồn mở - Hệ thống đảm bảo an ninh - bảo mật

- Quản lý thống nhất người dùng và tài nguyên mạng - Giám sát hệ thống

- Dễ dàng bảo trì, mở rộng và nâng cấp

* Mô hình tổ chức Hệ thống thông tin đất đai cấp Trung ương

- CSDL đất đai bao gồm các thông tin, dữ liệu đầy đủ và phần mềm phục vụ công tác quản lý Nhà nước đặt tại Bộ TN&MT

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

- CSDL đất đai được kết nối với CSDL tích hợp tài nguyên và môi trường quốc gia đặt tại Trung tâm Thông tin thông qua cổng điện tử của Chính phủ. Hai CSDL thường xuyên đồng bộ, trao đổi với nhau đảm bảo tính thời sự.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Mô hình tổ chức Hệ thống thông tin đất đai cấp Trung ương

2.9. Yêu cầu về nhân lực và vận hành hệ thống

Hệ thống thông tin đất đai đòi hỏi phải luôn được cập nhật và nâng cấp thường xuyên. Do đó, để vận hành hệ thống, ngoài các yêu cầu về chuyên viên có trình độ về công nghệ thông tin, về quản trị hệ thống, cũng có các chuyên viên về GIS đặc biệt là khả năng biên tập và xây dựng dữ liệu. Yêu cầu này xuất phát từ thực tế. Các thông tin đất đai luôn luôn biến động, do đó để có thể cập nhật thông tin biến động này đòi hỏi phải có kỹ năng về biên tập dữ liệu thông qua giao diện do hệ thống cung cấp. Mặt khác, trong quá trình biến động của đất đai, các thông tin biến động đó luôn gắn với thông tin mới ( biến động về chủ sử dụng đất, biến động về diện tích sử dụng của các chủ sử dụng...). Do đó, để cập nhật kịp thời các thông tin mới phát sinh cho hệ thống

đòi hỏi phải có sự kết nạp thường xuyên đối tượng địa lý mới vào cơ sở dữ

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Do vậy, để hệ thống thông tin đất đai hoạt động hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu đề ra, vấn đề con người, nhân lực hết sức quan trọng. Nhân lực tham gia vận hành hệ thống thông tin đất đai có thể chia thành các nhóm sau:

Nhà quản trị hệ thống (Administrator )

Đây là những người có am hiểu sâu về hệ thống, bao gồm cả phần cứng, phần mềm, hệ điều hành và quản trị cơ sở dữ liệu. Nhà quản trị hệ thống là người chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ hệ thống. Có khả năng phát hiện những hỏng hóc và đưa ra hoặc tự giải quyết được những sự cố ảnh hưởng đến vận hành của hệ thống. Nhà quản trị hệ thống cũng có trách nhiệm sao

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Hiện trạng, kế hoạch và nhu cầu thông tin đất đai và môi trường pptx (Trang 110 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)