0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

CÁC KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN KHÁC TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN: HIỆN TRẠNG, KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG PPTX (Trang 98 -110 )

LÝ SỬ DỤNG ĐẤT

Tương tự ở cấp TW, các kế hoạch, chiến lược thông tin đất đai ở cấp mang tính chi tiết, cụ thể hoá các thông tin đất đai ở cấp TW

3. KẾT HỢP CỦA NHỮNG KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC ĐÓ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VỰC THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

Các kế hoạch, chiến lược thông tin đất đai ở cấp Tỉnh đều mang một thông điệp chung là cụ thể hoá các kế hoạch, chiến lược thông tin ở cấp TW. Đất đai là lĩnh vực phức tạp vì vậy trong quá trình thực hiện các kế hoạch, chiến lược từ TW chỉ đạo, mỗi tỉnh cần xem xét các yếu tố tác động đến đất đai ( như ĐKTN, KTXH). Trên cơ sở đó các tỉnh đề ra kế hoạch thực hiện phù hợp với địa phương mình và đề xuất những bất cập xảy ra trong quá trình thực hiện nhằm điều chỉnh các kế hoạch, chiến lược sát hơn với tình hình thực tế.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

III.2. Lĩnh vực môi trường

1. Rà soát và kết hợp các kế hoạch và chiến lược thông tin liên qua tới môi trường ở cấp tỉnh và Trung ương

Các chính sách, văn bản pháp luật về BVMT đã được ban hành tạo cơ sở

pháp lý cho công tác thông tin môi trường phát triển

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 có chương X về quan trắc và thông tin môi trường, về trách nhiệm xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, báo cáo tác động môi trường ngành, lĩnh vực cũng như báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh. Luật cũng đưa ra những điều quy định về thống kê, lưu trữ, công bố, cung cấp thông tin về môi trường.

Nghị quyết của Bộ chính trị số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đưa ra những quan điểm, nguyên tắc cơ bản, thể hiện đường lối, chủ trương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, trong đó có việc triển khai xây dựng đề án chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm.

Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Chiến lược Bảo vệ môi trường là một văn bản quan trọng của công tác bảo vệ môi trường giai đoạn tới. Chiến lược định hướng công tác bảo vệ môi trường nước ta theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2010 và tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo. Chiến lược đã đưa ra 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp Quốc gia về bảo vệ môi trường. Trong đó có một số chương trình mà các công nghệ thông tin và truyền thông có thể được áp dụng ngay để hỗ trợ: Chương trình tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến cơ sở và ở các bộ/ngành; Chương trình nâng cao năng lực quan trắc môi trường.

Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị đã đề ra những quan điểm cơ bản về ứng dụng và phát triển công

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước, coi công nghệ thông tin là một động lực cơ bản để phát triển.

Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010.

Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58CT/TW của Bộ Chính trị, với nội dung tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công nghiệp công nghệ thông tin.

Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005”.

Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT.

Quyết định số 14/2005/QĐ-BTNMT ngày 02/12/2005 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục BVMT.

Quyết định số 01/2004/QĐ-BTNMT về Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Khoa học và công nghệ, trong đó có các nội dung về tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên môi trường.

Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Với mục tiêu tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về TN&MT phù hợp với tiêu chuẩn Chính phủ điện tử của Việt Nam, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý TN&MT; cải cách thủ tục hành chính đối với hệ thống đăng ký, cấp phép về khai thác, sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường; tạo điều kiện để tổ chức và người dân tiếp cận thuận lợi các thông tin về TN&MT. Công việc quản lý nhà nước thuộc khối cơ quan Bộ TN&MT

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

phần của từng lĩnh vực thuộc ngành; Các thủ tục đăng ký, cấp phép thuộc phạm vi hoạt động của ngành TN&MT được thực hiện thông qua mạng nội bộ thành phần của từng lĩnh vực thuộc ngành; Cơ sở dữ liệu quốc gia về TN&MT được tích hợp đầy đủ trong hệ thống mạng thông tin TN&MT quốc gia và được cập nhật thường xuyên, được kết nối trực tuyến giữa các cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực thuộc ngành, giữa Trung ương với cấp tỉnh, được kết nối không trực tuyến với các cơ sở dữ liệu về TN&MT quốc tế và khu vực, đóng vai trò hạt nhân của hệ thống giám sát TN&MT quốc gia, tạo thành hạ tầng thông tin phục vụ quản lý nhà nước và các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và nâng cao dân trí. Đến năm 2010, hoàn thành việc xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành TN&MT với dữ liệu được chuẩn hoá theo chuẩn quốc gia. Được cập nhật thường xuyên từ hệ thống giám sát ở địa phương, từ Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia và bổ sung các dữ liệu của khu vực và toàn cầu; được kết nối theo lĩnh vực giữa Trung ương và cấp tỉnh để hình thành mạng thông tin của từng lĩnh vực thuộc ngành, bảo đảm yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực và cung cấp đủ dữ liệu cho nhu cầu hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; bước đầu thử nghiệm tích hợp thông tin của các cơ sở dữ liệu từng lĩnh vực theo thiết kế cơ sở dữ liệu quốc gia về TN&MT. Đến năm 2015, cơ sở dữ liệu TN&MT quốc gia được xây dựng ở mức độ tích hợp hoàn chỉnh các cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành để tạo thành hệ thống mạng thông tin TN&MT quốc gia gồm tất cả dữ liệu hiện trạng và dữ liệu lịch sử, dữ liệu được cập nhật thường xuyên từ mạng lưới điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc ở Trung ương, từ hệ thống quản lý ở địa phương, từ Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia và các trạm thu dữ liệu quốc tế; là một hệ thống thống nhất từ Trung ương tới địa phương, được chuẩn hoá theo chuẩn quốc gia, có phương tiện bảo đảm tuyệt đối về an toàn dữ liệu và an ninh dữ liệu; hệ thống dữ liệu tài nguyên và môi trường đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý nhà nước, phản ánh chính xác hiện trạng, đánh giá tiềm năng sử dụng, lập quy hoạch hợp lý cho sử dụng, dự báo tác động môi trường, dự báo các tai biến thiên nhiên và phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để giải các bài toán chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng kết quả xử lý khối lượng lớn dữ liệu TN&MT; nâng cao độ tin cậy dự báo thời tiết, khí hậu, tai biến thiên nhiên, dự báo ô nhiễm môi trường.

Hệ thống thể chế cho hoạt động thông tin môi trường đã được hình thành và ngày càng được tăng cường

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Năm 1993, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã được thành lập, sau đó hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến tỉnh/thành phố trong cả nước cũng đã được thành lập và phát triển. Các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin môi trường trong các cơ quan quản lý môi trường cũng từng bước được xây dựng. Mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia đã được xây dựng và phát triển với đầu mối điều hành là Cục Môi trường (cũ). Năm 2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập và hệ thống các cơ quan quản lý về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường cũng đã được tổ chức lại từ cấp trung ương đến địa phương trên cơ sở hình thành từ 5 đơn vị bao gồm: Tổng cục Địa chính, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Cục Quản lý tài nguyên nước - Bộ NN&PTNT, Cục Khoáng sản - Bộ Công nghiệp và Cục Môi trường - Bộ KHCN&MT.

Hệ thống quản lý môi trường cấp trung ương được chia thành Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Cục Bảo vệ môi trường. Hiện nay, Cục BVMT cũng đã được tổ chức lại so với Cục Môi trường cũ và có thêm 3 chi Cục ở 3 vùng: Miền Trung (Đà Nẵng), Miền Nam (TP. Hồ Chí Minh) và Đồng bằng sông Cửu long (TP. Cần Thơ). Các chi cục này đang trong quá trình hình thành tổ chức.

Hệ thống quản lý môi trường tại địa phường chuyển từ các Sở KHCN&MT sang Sở TN&MT (Phòng quản lý môi trường từ Sở KHCN&MT cũ cũng chuyển sang Sở TN&MT mới). Các tỉnh, thành phố đều có Sở Tài nguyên và Môi trường. Đây là cơ quan quản lý môi trường ở cấp địa phương. Trong các Sở TN&MT có một đơn vị (thường là phòng) thực hiện công tác quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương. Phần lớn các phòng Quản lý môi trường này được chuyển từ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (cũ) sang Sở Tài nguyên và Môi trường.

Cho đến nay, Việt Nam đạt được một số kết quả khả quan về xây dựng khuôn khổ thể chế, luật pháp có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, bao gồm:

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương được thành lập đồng bộ, có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức rõ ràng, đang hoạt động có hiệu quả.

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

Đã ban hành được hệ thống các chính sách và văn bản pháp luật quan trọng về công tác kế hoạch hoá và quản lý phát triển trên các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Tuy hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến cấp tỉnh đã được thành lập, song năng lực còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp tỉnh, chưa

đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vấn đề phát triển bền vững của địa

phương. Việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường chưa thật hợp lý, thông tin chậm cập nhật, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu điều chỉnh các chính sách và kế hoạch của ngành môi trường và các ngành kinh tế, xã hội khác. Còn thiếu nhiều văn bản dưới luật và các hướng dẫn thi hành. Đặc biệt còn thiếu các biện pháp và công cụ kinh tế để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường cũng như xử lý những vi phạm môi trường. Chiến lược và kế hoạch hành động về môi trường được xây dựng còn tương đối độc lập với các ngành kinh tế, xã hội, hoặc thiếu sự tham gia của các đối tác có liên quan cũng như các cộng đồng dân cư nên tính khả thi còn hạn chế.

Việc ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong công tác thu thập, xử lý và phổ

biến thông tin môi trường đã bắt đầu được quan tâm đầu tư

Xây dựng hạ tầng CNTT phục vụ bảo vệ môi trường

Ngay từ những ngày đầu tiên hình thành của hệ thống quản lý bảo vệ môi trường ở Việt Nam, việc xây dựng một hệ thống thông tin môi trường đã được đề cập và quan tâm. Trong những năm qua, song song với việc hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý bảo vệ môi trường từ trung ương đến

địa phương, hệ thống hạ tầng CNTT của các cơ quan này cũng đã được xây

dựng và phát triển.

Cục BVMT đã sớm triển khai áp dụng CNTT trong các hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, xây dựng trang WEB môi trường, xây dựng hạ tầng CNTT phục vụ công tác quản lý của Cục.

Hiện nay, cơ quản lý bảo vệ môi trường của một số tỉnh đã áp dụng CNTT trong các hoạt động của mình với mức độ khác nhau: xây dựng các mạng máy tính, các phần mềm ứng dụng, truy cậy Internet, xây dựng trang WEB để phổ biến thông tin môi trường. Một số địa phương đã ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong các hoạt động quản lý môi trường của mình, như: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Nghệ An, Thái Nguyên, với các ứng dụng chủ yếu là xây dựng

Báo cáo hin trng, kế hoch, nhu cu phát trin thông tin đất đai và môi trường (ELIS)

cơ sở dữ liệu quan trắc, tính toán trong phân tích môi trường, xây dựng các trang web để phổ biến thông tin môi trường.

CNTT là một công cụ mới để thu thập số liệu môi trường

Công nghệ tin học đã được các cơ quan môi trường ứng dụng trong các hoạt động thu thập, quản lý và lưu trữ các số liệu môi trường. Các số liệu hiện nay được thu thập với khối lượng ngày càng lớn, bao gồm số liệu về sinh học, vật lý, hoá học, sử dụng đất, địa chất, khí tượng, hoặc các số liệu kinh tế - xã hội mô tả hiện trạng và xu hướng của môi trường.

CNTT là một công cụ mới để tính toán, xử lý số liệu môi trường

Tính toán, xử lý số liệu môi trường yêu cầu phải xử lý một khối lượng rất lớn các dữ liệu, có thể thuộc rất nhiều định dạng khác nhau. Trong lĩnh vực này, CNTT đã được ứng dụng tối đa để xây dựng các công cụ tính toán, các mô hình mô phỏng trong xử lý số liệu, đánh giá hiện trạng và dự báo môi trường. Một số cơ quan môi trường của Việt Nam cũng đã nghiên cứu, xây dựng các phần mềm để tính toán chất lượng không khí, chất lượng nước. Ví dụ xây dựng phần mềm mô hình tính toán biến động nồng độ ôxy hoà tan (DO) trong nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải nhà máy đường. Phần mềm chương trình tính toán sự lan toả ô nhiễm môi trường khí theo nồng độ của từng chất ô nhiễm riêng biệt cũng như theo chỉ số ô nhiễm tổng hợp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN: HIỆN TRẠNG, KẾ HOẠCH VÀ NHU CẦU THÔNG TIN ĐẤT ĐAI VÀ MÔI TRƯỜNG PPTX (Trang 98 -110 )

×