Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC (Trang 51 - 55)

a) Chủ nghĩa yêu nước, văn hoá truyền thống Việt Nam được hun đúc qua mấynghìn năm dựng nước và giữ nước là một cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh nghìn năm dựng nước và giữ nước là một cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh

Kiên cường vật lộn đấu tranh với thiên nhiên và gan góc chống kẻ thù xâm lược để sinh cơ lập nghiệp, để dựng nước và giữ nước, qua hàng nghìn năm đã tạo nên sắc thái văn hoá vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc, tạo nên truyền thống văn hoá Việt Nam. Đó là lẽ sống, là đạo lý làm người của dân tộc ta.

Mỗi người Việt Nam sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng trong truyền thống tốt đẹp của mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc ta. Hồ Chí Minh cung sinh ra và lớn lên trong môi trường ấy của dân tộc, của quê hương và gia đình nên cung mang sẵn tinh thần yêu nước, thương nòi của truyền thống.

b) Các giá trị nhăn văn, tiến bộ của văn hoá nhân loại là nguồn gốc thứ hai củatư tưởng Hồ Chí Minh tư tưởng Hồ Chí Minh

Do vị trí địa lý của đất nước, do yêu cầu phát triển của dân tộc nên Việt Nam sớm giao lưu văn hoá với bên ngoài, trước hết là với Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, sau đó là với văn hoá phương Tây. Người Việt Nam chủ động mở rộng giao lưu, dù có lúc bế quan toả cảng, nhưng xu thế lịch sử vẫn là mở rộng giao lưu để làm giàu văn hoá bản địa, đưa văn hoá Việt Nam phát triển theo dòng chung của thế giới và khu vực.

Đây là yếu tố để Nguyễn Ái Quốc chọn đường đi của mình là phương Tây, không định kiến, không e ngại, và khi Người đưa tư tưởng cách mạng tiên tiến từ phương Tây về, người Việt Nam vẫn đón nhận một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống hàng ngày.

c) Nguyễn Ái Quốc tiếp thu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận cách mạng của giai cấp công nhân, được coi là yếu tố cơ bản nhất, quyết Lênin, lý luận cách mạng của giai cấp công nhân, được coi là yếu tố cơ bản nhất, quyết định đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa Mác- Lênin là học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản ở các nước tư bản châu Âu để thiết lập chủ nghĩa cộng sản, giải phóng triệt để giai cấp, xã hội và con người. Chủ nghĩa Mác- Lênin là đúc kết và phát triển trí tuệ của nhân loại để nhận thức quy luật vận động và phát triển của thế giới và để cải tạo thế giới phù hợp với quy luật của nó. Lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin giúp con người công cụ suy nghĩ khoa học nhất, đúng đắn nhất, tránh mù quáng, chủ quan trong giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra. Chủ nghĩa Mác- Lênin là lý luận cách mạng tiên tiến nhất, nhân đạo nhất trong thời đại hiện nay. Đây là nền tảng tư tưởng và phương pháp luận khoa học nhất để Người xây dựng tư tưởng Hồ Chí Minh, là yếu tố quyết định nhất trong nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.

d) Nhân cách vĩ đại, tinh thần lao động cách mạng- khoa học của Hồ ChíMinh- yếu tố trực tiếp của sự ra đời, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Minh- yếu tố trực tiếp của sự ra đời, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Ba yếu tố trên đều tồn tại khách quan, nếu không có năng lực chủ quan, năng lực cá nhân thì cung không hình thành được tư tưởng riêng, tư tưởng độc lập của cá nhân. Ta thấy rằng, Hồ Chí Minh có nhân cách vĩ đại, nổi trội nhất là ở các mặt sau:

- Trước hết là năng lực tư duy năng động, nhạy bén, nhìn xa trông rộng nên nhanh chóng nắm bắt được bản chất và xu thế vận động của sự vật, hiện tượng. Nhờ đó, Người sớm nhận ra sự sai lầm của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời, sớm từ chối con đường cách mạng tư sản kiểu Pháp, kiểu Mỹ, con đường duy tân của Nhật và nhanh chóng đến với con đường Cách mạng Tháng Mười Nga.

- Thứ hai là lòng nhân ái rộng mở. Lòng yêu nước của Người gắn với yêu nhân dân lao động và quan niệm tiến bộ về lao động, không phân biệt sang, hèn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay; yêu nhân dân nước mình gắn với nhân dân thế giới, giải phóng đồng bào mình gắn liền với giải phóng nhân loại lầm than. Vì dân tộc mình nhưng không rơi vào chủ nghĩa vị kỷ, hẹp hòi.

- Thứ ba là có ý chí mãnh liệt và nghị lực phi thường trong thực hiện mục đích đã chọn. Người không quản ngại vất vả, hiểm nguy, không sợ kẻ thù đe doạ, không bị cuộc sống phù hoa cám dỗ, không sờn lòng trước nghèo khổ kéo dài để hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào mình.

Những điều đó gắn liền với tinh thần ham học hỏi, khiêm tốn trước mọi người, giản dị trong cuộc sống, kiên cường bất khuất trước mọi thử thách, nhưng mềm dẻo linh hoạt trong ứng xử trước mọi tình thế.

Có thể còn nhiều điểm nổi trội khác, nhưng với những điều đó đã làm cho Hồ Chí Minh trở thành con người toả sáng trên nhiều lĩnh vực, trước hết là về tư tưởng.

Bốn yếu tố nói trên kết hợp, hoà quyện vào nhau tạo nên tư duy Hồ Chí Minh để giải đáp những vấn đề bức xúc, cơ bản và lâu dài của xã hội Việt Nam, tổng hợp lại thành tư tưởng Hồ Chí Minh. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơn bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”.

2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân và phong kiến thống trị, dân tộc ta hoàn toàn mất độc lập tự do, nhân dân ta bị áp bức bóc lột nặng nề nên đã liên tục đứng lên đấu tranh tự giải phóng. Tuy tinh thần yêu nước sục sôi, đấu tranh kiên cường, bất khuất nhưng cuối cùng đều thất bại. Ý thức được sự bế tắc về con đường cứu nước, năm 1911, lúc đó tuổi 21, Nguyễn Ái Quốc đã rời Tổ quốc ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước, cứu dân.

Vốn sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước, nguồn gốc nông dân, với quê hương Nghệ An vốn có truyền thống chống ngoại xâm đã hun đúc cho Người lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Với nhân cách lớn đã làm cho Người nhanh chóng vượt qua con đường cứu nước kiểu cu để đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, với con đường cách mạng vô sản.

- Năm 1920, sau gần 10 năm tìm tòi, nghiên cứu học tập và hoạt động thực tiễn Người đã tạo cho mình một vốn tri thức phong phú, một tình cảm cách mạng nồng nàn, rộng lớn để đi đến kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác cách mạng vô sản”. Từ đó Người hoàn toàn đi theo con đường chủ nghĩa Mác-

Lênin và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam để thành lập Đảng Cộng sản vào đầu năm 1930.

Điểm nổi bật ở đây là Người đã phát triển lý luận về thành lập và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ở Việt Nam, về đưa lý luận cách mạng vào nhân dân Việt Nam, vốn là nước nông nghiệp lạc hậu đa số là nông dân.

Năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và đưa đến thắng lợi Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Đây là thời kỳ phát triển lý luận về con đường giành chính quyền và giữ chính quyền ở nước thuộc địa nửa phong kiến nhỏ yếu.

- Từ sau năm 1945 đến khi qua đời, Người lo lãnh đạo vừa kháng chiến vừa kiến quốc để chống chủ nghĩa thực dân cu của đế quốc Pháp. Tiếp đó lại lo lãnh đạo vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa chống chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là thời kỳ phát triển lý luận chiến tranh nhân dân, phát triển học thuyết quân sự Việt Nam, phát triển lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề cốt lõi, xuyên suốt là kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chặt chẽ vấn đề giai cấp của giai cấp công nhân với vấn đề dân tộc của dân tộc Việt Nam.

Câu 20: Trình bày khái quát nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết và Đạo đức cách mạng ? Từ đó rút ra ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với học sinh, sinh viên?

I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 9 vấn đề, vấn đề nào cung quan trọng. Ở đây nêu 2 vấn đề cơ bản.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Hồ Chí Minh coi vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng đặc biệt. Từ kinh nghiệm lịch sử dân tộc và thế giới, từ đặc điểm cụ thể của cách mạng Việt Nam trong thời đại hiện nay, Người cho rằng điều kiện rộng rãi lực lượng toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là sức mạnh vô địch và vô tận. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, được Người nêu lên như một chân lý, được khẳng định trong cách mạng Việt Nam trước kẻ thù lớn mạnh hơn ta nhiều lần. Người nói rất nhiều đến đoàn kết; không ai có thể đếm hết được bao nhiêu lần Người nói đoàn kết. Theo Người, đoàn kết không chỉ là sức mạnh to lớn mà còn là vấn đề văn hóa, đạo đức, là lối sống tốt đẹp của con người; đoàn kết không chỉ là phương tiện mà còn là mục đích; đoàn kết không chỉ để đấu tranh mà còn để thương yêu nhau, để “tứ hải giai huynh đệ”. Với ý nghĩa đó Người đã đúc kết thành công thức:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,

Thành công, thành công, đại thành công.”

Thành công ở đây không chỉ là thắng đế quốc và phong kiến, không chỉ là thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà theo nghĩa rộng, gồm toàn bộ các lĩnh vực hoạt động đa dạng và phong phú của xã hội, của con người.

Thực hiện đoàn kết phải theo những nguyên tắc, những quy trình nhất định và phương pháp riêng, được kiểm nghiệm bằng hiệu quả thực tiễn. Thành phần đoàn kết toàn dân tộc là giữa tất cả các giai cấp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, cá nhân yêu nước, không kể quá khứ của họ đã hợp tác với phe phái nào. Chỉ trừ những tên Việt gian bán nước hại dân. Điểm tương đồng về lợi ích là cơ sở của đoàn kết. Đó là lợi ích của quốc gia dân tộc, không bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc thì lợi ích bộ phận của các thành phần trong khối

đoàn kết cung không thực hiện được. Trong khối đoàn kết ấy phải biết nhân nhượng nhau khi giải quyếtôn giáo quan hệ lợi ích, đồng thời cung phải có đấu tranh để hạn chế những mặt tiêu cực của lợi ích bộ phận. Hình thức tổ chức thích hợp nhất để đoàn kết là Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong đó phải sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục, vận động là chủ yếu; hiệp thương trên tinh thần dân chủ là hình thức sinh hoạt của Mặt trận. Tất cả đều phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, dựa trên sức mạnh của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức. Có như thế mới phát huy sức mạnh của khối đoàn kết đúng hướng nhằm đặt mục tiêu của cách mạng.

Đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế là mong muốn lớn nhất của Người và suốt đời Người đã dày công xây dựng nó để vì hạnh phúc của dân tộc và nhân loại.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Đức và tài có quan hệ với nhau, tác động nhau, nhưng không có đạo đức thì dù giỏi mấy cung không lãnh đạo được nhân dân. “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Vì vậy, trong đào tạo cán bộ Người rất chú trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức. Đó là cơ sở dể tiếp thu lý luận cách mạng, để tự giác hy sinh chiến đấu trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cách mạng.

Nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng được Người cô đọng: + Trung với nước, hiếu với dân.

+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. + Nhân, nghĩa, trí, dung, tín.

Đó là đạo đức truyền thống kết hợp với đạo đức cách mạng hiện đại. Nhận thức và thực hành được những điều đó sẽ trở thành người cách mạng mẫu mực.

Nguyên tắc xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cung được Người chỉ rõ: Phải rèn luyện suốt đời, phải kiên trì, bền bỉ, có lúc phải đấu tranh gian khổ với bản thân để vượt qua thử thách. Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Phải biết dựa vào quần chúng, phải học tập quần chúng, phải nêu gương trước quần chúng; “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” là yêu cầu nghiêm khắc trong rèn luyện. Khiêm tốn học hỏi và dựa vào tinh thần xây dựng của quần chúng là con đường tiến bộ vững chắc và thiết thực.

Kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức là chủ nghĩa cá nhân. Vì chủ nghĩa cá nhân sinh ra trăm nghìn thứ bệnh khác nhau, là nguồn gốc làm tha hóa, hư hỏng cán bộ, đảng viên. Người căn dặn: Phải nâng cao đạo đức cách mạng đi liền với chống chủ nghĩa cá nhân.

Người yêu cầu Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên để làm cho Đảng trong sạch và vững mạnh.

II. RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦAKỸ THUẬT VIÊN, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH KỸ THUẬT VIÊN, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ phải rèn luyện toàn diện để phấn đấuthành con người toàn diện. thành con người toàn diện.

Con người toàn diện là con người có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tri thức và năng lực nghề nghiệp chuyên sâu và thể chất khoẻ mạnh, lối sống lành mạnh. Đó là con người đủ đức đủ tài để lập thân, lập nghiệp, để phục vụ Tổ quốc và nhân dân. Con người toàn diện không phân biệt bậc cấp, chức vụ, trình độ và thành phần xã hội. Đó là con người Việt Nam yêu nước, mỗi người có một vai trò riêng trong xã hội, ai cung

phải ra sức phấn đấu để trở thành con người toàn diện nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Nội dung về chức năng toàn diện nói trên còn phải cụ thể hoá cho từng người. Tuỳ những ưu điểm và hạn chế của cá nhân, tuỳ hoàn cảnh và điều kiện học tập và công

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w