Nhận thức và đánh gia đúng thực trạng kinh tế- xã hội sau hơn mười năm thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn và xu hướng khách quan của phát triển, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới. Đường lối đổi mới từ Đại hội VI (12/1986) đã được Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng khẳng định, tiếp tục bổ sung, phát triển, cụ thể hóa và từng bước đi vào cuộc sống. Đồng thời với việc khẳng định phải tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ, Đảng ta lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, mở rộng và phát huy dân chủ.
Đại hội IX của Đảng (4/2001) đã bổ sung hai từ “dân chủ” vào mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân là: “Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Điều đó phản ánh đầy đủ hơn, rõ ràng hơn nhận thức của Đảng ta về vấn đề dân chủ, vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Tiến hành đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định, đổi mới vừa để đón kịp thời cơ, vừa chủ động chấp nhận và vượt qua thách thức để phát triển. Đổi mới, do đó cung là mở đường cho những nhận thức sáng tạo, thúc đẩy mọi hành động tích cực, năng động sáng tạo, giải phóng sức sản xuất và dân chủ hóa đời sống xã hội, đó là phương thức chủ yếu, cơ bản để thực hiện sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới và dân chủ hóa xã hội vừa là tiền đề, vừa là điều kiện cho nhau. Đổi mới mở đường cho quá trình dân chủ hóa xã hội và lấy sự phát triển kinh tế- xã hội, lấy việc mở rộng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân làm mục tiêu; đồng thời quá trình dân chủ hoa xã hội nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân, động viên, khơi dậy sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị- xã hội trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhung. Với ý nghĩa đó, “Dân chủ là quy luật hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa; nó vừa là một mục tiêu vừa là một động lực của công cuộc đổi mới xã hội ta”.
3. Thực hiện và phát huy dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế xã hộichủ nghĩa. chủ nghĩa.
Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đòi hỏi phải tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Dân chủ phải đi đôi với pháp chế. Quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa thành luật pháp và những điều
quy định thì mới có cơ sở thực thi thống nhất và bắt buộc trong toàn xã hội. Đồng thời quyền làm chủ đó phải được bảo vệ bằng các cơ quan bảo vệ luật pháp. Pháp luật là công cụ quản lý xã hội, giữ vững và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Bất kỳ một công dân, một công chức Nhà nước, một tổ chức nào vi phạm pháp luật, làm tổn hại quyền làm chủ của nhân dân đều bị nghiêm trị. Pháp luật bảo đảm điều chỉnh các quan hệ kinh tế: quy định chủ quyền của công dân, của tập thể, và Nhà nước trong việc sở hữu, sử dụng và quản lý tư liệu sản xuất; quyền sản xuất, kinh doanh; quyền trao đổi và phân phối sản phẩm; quyền thu nhập hợp pháp và nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước. Pháp luật cung góp phần điều chỉnh các quan hệ khác, kể cả các quan hệ hoạt động của hệ thống chính trị… Pháp luật được thi hành thống nhất và bình đẳng đối với mọi công dân, mọi tổ chức là sức mạnh để hiện thực hóa chế độ dân chủ.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để tăng cường pháp chế bảo đảm thực thi và phát huy quyền dân chủ của nhân dân, một mặt cần quan tâm giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; nâng cao ý thức pháp luật, trật tự tư pháp luật và nêu cao việc chấp hành pháp luật; mặt khác, cần khẳng định dứt khoát quan điểm không chấp nhận đa nguyên đa đảng, thực hiện nguyên tắc: “Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ được thể chế hóa thành pháp luật, dân chủ trong khuôn khổ pháp luật; khắc phục tình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để gây rối”.
Khẩu hiệu hành động của chúng ta hiện nay là “Sống, học tập và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Đó là biểu hiện sinh động của dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Câu 15: Phân tích Mục tiêu và Phương châm cơ bản trong Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?