Chính sách đối ngoại phải gắn liền nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế. Mục tiêu chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện mục tiêu chung của cách mạng là: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu bao trùm đó đã Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cụ thể hóa là:
a) Củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu của chính sách đối ngoại là kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước. Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Tất cả các nước đều dành ưu tiên cho việc phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh của quốc gia.
b) Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Mặc dù có những bước quanh co, phức tạp, nhưng tính chất thời đại hiện nay vẫn không thay đổi. Loài người vẫn đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn tiếp tục, do đó cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung của thời đại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới vẫn tiếp tục. Do đó, chính sách đối ngoại nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta cung chính là thực hiện nghĩa vụ quốc tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới.