Quan niệm về dân chủ.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC (Trang 29 - 30)

Ngay từ thời cổ đại, để chỉ một hiện thực dân chủ ít nhiều đã được hình thành trong thực tế, trong ngôn ngữ Hy Lạp đã xuất hiện khái niệm: Democratia, là từ ghép của Demos là nhân dân và Cartos là quyền lực. Như vậy theo nghĩa khởi thủy, dân chủ là quyền lực thuộc về dân.

Thực tế lịch sử đã thừa nhận, khi Nhà nước xuất hiện, cộng đồng xã hội phân chia thành hai bộ phận, đối lập: một số ít nắm quyền thống trị và số đông nhân dân bị mất hết quyền và bị thống trị. Số ít cầm quyền, nhân danh cộng đồng, nhân danh lợi ích chung đặt ra luật pháp, thao túng mọi quyền hành, tước quyền làm chủ của nhân dân.

Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động trải qua hàng ngàn năm nhằm giành dân chủ, giành quyền lực Nhà nước, trước hết là quyền lực Nhà nước. Từ năm 1975, C.Mác đã nói, dân chủ theo tiếng Đức là chính quyền của nhân dân. Năm 1917, Lênin cho rằng, dân chủ là một hình thái của Nhà nước, nghĩa là có Nhà nước có dân chủ, cung có Nhà nước không dân chủ. Kế thừa những tư tưởng của nhân loại và dân tộc, Bác Hồ đã có quan niệm về dân chủ:

Dân chủ là dân là chủ. Dân chủ là dân làm chủ.

Dân chủ là toàn bộ quyền lực thuộc về dân.

Vậy là, dân chủ được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp, dân chủ là quyền lực thuộc về dân; theo nghĩ rộng, dân chủ là chế độ chính trị, chế độ Nhà nước. Thực chất nhất của dân chủ là quyền lực thuộc về dân.

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã từng xuất hiện ba kiểu dân chủ, ba chế độ dân chủ: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa). Dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản về thực chất là dân chủ cho một số ít người, còn tuyệt đại đa số nhân dân mất quyền, chỉ có dân chủ xã hội chủ nghĩa mới thực sự là dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Trung thành với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã khẳng định: “Dân chủ là bản chất của chế độ mới, trong đó nhân dân, trước hết là nhân dân lao động là người chủ đát nước, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”.

2. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mục tiêu động lực củacông cuộc đổi mới. công cuộc đổi mới.

a) Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở những điểm sau: - Chế độ ta là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể của Nhà nước và của quyền lực.

- Quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lãnh vực của đời sống xã hội được bảo đảm bằng hiến pháp, pháp luật, chính sách và cơ chế, điều kiện thực hiện; được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người (về trí tuệ, đạo đức, thể chất và năng lực hoạt động).

- Xã hội tạo điều kiện và cơ chế bảo đảm cho nhân dân lao động tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tham gia vào việc giải quyết những công việc trọng đại của đất nước, bảo đảm cho nhân dân có quyền và có điều kiện bầu cử, ứng cử tự

do, dân chủ, chất lượng; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội…

- Quyền con người được tôn trọng và bảo đảm. Các quyền và lợi ích cá nhân, tự do cá nhân, tự do tư tưởng… được tôn trọng và bảo vệ trong chừng mực không xâm phạm đến lợi ích, tự do của người khác và của cộng đồng trong khuôn khổ pháp luật.

- Mọi hành vi xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, lợi ích quốc gia và lợi ích của mỗi công dân đều bị nghiêm trị. Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, quyền lực gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ; dân chủ với nhân dân, chuyên chính đối với kẻ thù.

Bản chất dân chủ của chế độ ta, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân… … quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC (Trang 29 - 30)