Tiến hành cách mạng khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC (Trang 27 - 29)

Từ một nền kinh tế phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một quy luật mang tính phổ biến nhằm xây dựng nền tảng vật chất cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối với nước ta, muốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ. Bởi vì, ngày nay cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vu bão và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cuộc cách mạng này đã đạt được những thành tựu lớn và bao gồm những nội dung mới như: tự động hóa cao, sử dụng nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ mới, điện tử và tin học. Tiến hành cách mạng khoa học công nghệ ở nước ta phải làm tốt hai nhiệm vụ sau:

- Trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

- Tổ chức nghiên cứu, thu nhập, phổ biến ứng dụng những thành tựu mới của khoa học hiện đại vào sản xuất kinh doanh với những hình thức, bước đi và quy mô thích hợp.

Trong quá trình thực hiện cách mạng khoa học công nghệ chúng ta cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:

- Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ cu, đặc biệt là công nghệ truyền thống.

- Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vòng vốn nhanh, giữ được nghề truyền thống. Kết hợp phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, xây dựng mới cải tạo cu, thực hiện tiết kiệm, hiệu quả.

- Kết hợp các quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp. Ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế xã hội.

b. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lao động xã hội mới.

Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động, là phân chia sắp xếp lao động cho các ngành nghề, các lĩnh vực, các vùng kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nhằm tạo ra những quan hệ kinh tế mới, giữa các ngành, vùng, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Phân công lao động xã hội có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung, đẩy nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng nhanh năng suất lao động, cải thiện đời sống, ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. Phân công lao động xã hội ở nước ta hiện nay phải tuân thủ các quá trình quy luật sau:

- Tỷ trọng và số lượng tuyệt đối lao động công nghiệp, dịch vụ ngày một tăng, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp ngày càng gảm.

- Tỷ trọng và số lượng tuyệt đối trong các ngành sản xuất phi vật chất, ngành dịch vụ tăng dần và tốc độ tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất.

- Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng số lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội phải được thực hịên trên tất cả các địa bàn một cách có tổ chức, có kế hoạch và phải gắn bó giữa phân công tại chỗ, phân công đi nơi khác và phân công quốc tế. Phân công lao động xã hội có liên quan chặt chẽ với việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế. Cơ cấu kinh tế hiểu theo nghĩa hẹp là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng kinh tế… trong

đó, quan hệ giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là ba bộ phận có tầm quan trọng, “bộ xương của cơ cấu kinh tế”. Xây dựng cơ cấu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý, tối ưu khi nó bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế - Phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới

- Phải tốn ít vốn, tạo ngành nghề sản xuất mới, nhiều việc làm, khai thác tối đa tiềm năng của đất nước, của các ngành, các thành phần, các xí nghiệp, hoạt động ngay, quay vòng nhanh, lãi suất cao

- Thực hiện được sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế và phát triển cơ cấu kinh tế mở.

- Phải tạo được đà cho sự phát triển tiếp theo của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

4. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta từ nay đến 2010

Đảng ta đã xác định nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010 ở nước ta bao gồm những vấn đề cơ bản sau:

- Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta cần phải và có thể rút ngắn thời gian bằng kết hợp hài hòa giữa phát triển tuần tự với phát triển nhảy vọt, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa bằng tận dụng những công nghệ truyền thống, công nghệ hiện có kết hợp trang bị công nghệ trình độ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, từng bước phát triển kinh tế tri thức.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự chuyển dịch này phải dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh, lợi thế so sánh của đất nước, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước.

- Huy động các nguồn lực để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp phát triển lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tăng giá trị trên một diện tích đất canh tác; đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa; giải quyết tiêu thụ nông sản; đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn; phát triển nhiều ngành nghề chế biến truyền thống.

- Đối với công nghiệp, vừa phát triển các ngành nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; xây dựng có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng mới một số tập đoàn doanh nghiệp và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng.

- Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng.

- Phát triển mạng lưới đô thị hợp lý; phát huy vai trò các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác và các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược của kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển, kết hợp nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản. Khai thác và chế biến dầu, khí, đóng tàu, vận tải biển, du lịch, dịch vụ v.v…

Phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu ngành kinh tế trong GDP là: nông nghiệp chiếm 16-17%; công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 40-41%; dịch vụ chiếm 42-43%.

Phấn đấu đến năm 2010 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Câu 14: Làm rõ những nội dung thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam?

Thực chất của việc đổi mới, kiện toàn thể hệ thống chính trị là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP HỌC PHẦN CHÍNH TRỊ HỌC (Trang 27 - 29)