Bệnh và các dấu hiệu bệnh lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh vi khuẫn trên cá bống bớp (bostrichthys sinensis) trong ao nuôi thương phẩm tại nghĩa hưng nam định và biện pháp phòng trị (Trang 39 - 42)

- Sai số chuẩn của giá trị trung bình (SE) (Std.error of the mean)

1.Bệnh và các dấu hiệu bệnh lý

TT Loại bệnh Dấu hiệu bệnh lý Địa điểm thu Số mẫu thu

Nghĩa Thắng 5

1 Phồng rộp

Trên thân cá xuất hiện các vết phồng rộp, chỗ phồng rộp có thể mầu trắng có thể màu hồng đậm giống nh− cá có hiện t−ợng xuất huyết d−ới dạ Những chỗ phồng rộp có kích th−ớc không đều nhau, không có hình dạng nhất định. Tiến hành giải phẫu thấy gan s−ng to, xuất huyết nội tạng, ruột không có thức ăn (hình 4.1).

Rạng Đông 12

Rạng Đông 3

2 Lở loét

Trên thân cá xuất hiện các vết loét viền đỏ hoặc trắng xung quanh. Những vết loét ăn sâu vào trong thịt của cá và những vùng xung quanh vết loét cũng bị hoại tử, nếu ta chọc vào vùng xung quanh thì thịt ở đấy sẽ bị rữa rạ Giải phẫu cá thì thấy ruột không có thức ăn, nội tạng xuất huyết (hình 4.2).

Hình 4.1: ảnh cá Bống bớp thu tại Nghĩa H−ng – Nam Định. A: Da phồng rộp, B: Gan s−ng, nội tạng xuất huyết

Hình 4.2: Cá Bống bớp bị bệnh thu tại Nghĩa H−ng - Nam Định. A: Vết loét trên thân, B: Ruột cá xuất huyết

Hình 4.3: Gan của cá bống bớp s−ng to khi bị bệnh phồng rộp.

A B

Cả hai loại bệnh phồng rộp và bệnh lở loét đều có chung một dấu hiệu bệnh lý xuất huyết nội tạng, khi giải phẫu thấy ruột và dạ dày không có thức ăn. Tuy nhiên cá bị bệnh phồng rộp khi giải phẫu thấy gan s−ng rất to, còn cá bị bệnh lở loét gan bình th−ờng (hình 4.3).

Mùa vụ xuất hiện của 2 loại bệnh

Bệnh phồng rộp:

Bệnh phồng rộp xuất hiện quanh năm, theo ng−ời nuôi nguyên nhân bị bệnh do thời tiết khắc nghiệt nh− m−a liên tục hoặc nắng kéo dàị M−a nhiều làm giảm độ mặn trong ao nuôi xuống thấp thậm chí gần tới 0%o, cá Bống bớp không thích nghi đ−ợc với độ mặn thấp nh− vậy nên dễ bị nhiễm bệnh. Nếu có nguồn n−ớc lợ sạch khoảng 7%o - 10%o để thay trên 50% l−ợng n−ớc trong ao nuôi thì cá mới bị nhiễm bệnh và bệnh ch−a nặng gần nh− tự khỏi bệnh. Khi nắng kéo dài độ mặn trong ao nuôi tăng cao trên 10%o trong thời gian dài cá Bống bớp cũng bị bệnh và khi có nguồn n−ớc ngọt cấp vào ao làm giảm độ mặn trong ao xuống 5 – 7%o thì cá gần nh− tự khỏi bệnh dần và không còn bị chết nữạ Điều này cho thấy đối với cá Bống bớp nếu ở trong môi tr−ờng có độ mặn thấp gần nh− n−ớc ngọt hoặc môi tr−ờng n−ớc mặn từ 10%o trở lên trong một thời gian dài thì cá dễ bị nhiễm bệnh. Vào thời điểm thu mẫu bệnh nhiệt độ đang tăng dần trong năm là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó cá Bống bớp là loài −a ăn thức ăn t−ơi sống nên gần cuối vụ nuôi môi tr−ờng trong ao bị ô nhiễm, vi khuẩn gây bệnh có điều kiện để phát triển mạnh hơn mặt khác cá đang bị sốc và yếu do điều kiện thời tiết nên trong ao nuôi có vi khuẩn gây bệnh cá dễ dàng bị mắc bệnh.

Bệnh lở loét:

Bệnh lở loét th−ờng xuất hiện vào các tháng giao mùa cuối thu đầu đông và cuối xuân đầu hè. Khi bệnh xuất hiện nếu có nguồn n−ớc sạch cấp vào ao, hoặc n−ớc ao mặn quá làm giảm độ mặn trong ao xuống khoảng 5 – 7%o thì bệnh cá giảm dần và hết. Bệnh lở loét th−ờng xuất hiện sau bệnh phồng rộp, ng−ời dân nuôi ở đây cho biết bệnh này chỉ xuất hiện vào đầu tháng 6 đến đầu tháng 7 và từ tháng 10 đến tháng 11 trong năm, vì lúc này nguồn n−ớc ngọt có sẵn nên khi thấy có hiện

t−ợng bị bệnh tiến hành lấy n−ớc vào ao và bệnh ngừng không phát triển nữạ Khi kiểm tra thấy cá trong ao bị bệnh lở loét trong ao nuôi lúc này rất bẩn và có rất nhiều kí sinh trùng đặc biệt là rận cá. Điều này hoàn toàn phù hợp vì trong môi tr−ờng ao nuôi luôn luôn có mầm bệnh vi khuẩn, khi cá yếu do môi tr−ờng không thuận lợi kí sinh trùng dễ dàng tấn công cơ thể cá, nhân cơ hội đó vi khuẩn xâm nhập vào những chỗ bị xây xát của cá do kí sinh trùng để lại và phá hủy ăn sâu vào trong cơ thể cá. Khi có n−ớc ngọt cấp vào, ký sinh trùng lập tức rời khỏi cơ thể cá bởi vậy cá không còn bị xây x−ớc, sức đề kháng tăng nên giảm thiều đ−ợc sự xâm nhập của vi khuẩn tấn công vào cơ thể để gây bệnh. Đối với những ao nuôi môi tr−ờng bẩn khi có nguồn n−ớc sạch cấp vào cá khoẻ lại, tác nhân gây bệnh ít hơn và không có khả năng gây bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh vi khuẫn trên cá bống bớp (bostrichthys sinensis) trong ao nuôi thương phẩm tại nghĩa hưng nam định và biện pháp phòng trị (Trang 39 - 42)