- Xác định số vòng quay (nG) ứng với giá trị gemin (Xem mục 3) Biết hàm của g e:
5. Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận chung
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài "xây dựng đ−ờng đặc tính
động lực học của xe Gát - 13 Trai Ca” với hệ thống truyền lực thủy cơ theo
ph−ơng pháp lý thuyết thực nghiệm, luận văn đã thực hiện và hoàn thành các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tìm hiểu các hệ thống truyền lực chủ yếu trên ô tô, những tiến bộ về kỹ thuật trong công nghiệp chế tạo ô tô máy kéo nói chung và đặc biệt về hệ thống truyền lực thủy lực và thủy cơ trên ô tô máy kéo.
Để hoàn thành nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi đã thu thập số liệu liên quan đến đối t−ợng nghiên cứu, các đ−ờng đặc tính và các thông số kỹ thuật của hệ thống truyền lực thủy cơ của ô tô Trai ca. Do điều kiện ngành công nghiệp ô tô của chúng ta còn non yếu, các thí nghiệm về ô tô, đặc biệt về hệ thống thủy lực và các máy thủy lực nh− ly hợp thủy động, bộ biến đổi mô men quay v.v.. rất hạn chế, do đó để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã dành một khối l−ợng thời gian khá lớn để tìm hiểu và thu thập dữ liệu cho bài toán đặt ra. Các số liệu liên quan đến nhiệm vụ của đề tài tìm kiếm đ−ợc, có đủ độ tin cậy và làm cơ sở cho các nghiên cứu lý thuyết tiếp theo.
+ Luận văn đã đ−a ra một ph−ơng pháp xây dựng đ−ờng đặc tính động lực học của ô tô với hệ thống truyền động thủy lực nói chung và cho ô tô Gát- 13 Trai ca nói riêng.
Đây là một ph−ơng pháp xây dựng đ−ờng đặc tính động lực học bằng lý thuyết kết hợp với một số số liệu thực nghiệm. Để thực hiện ph−ơng pháp này, luận văn đã tiến hành một số các b−ớc tính toán và xây dựng các đ−ờng đặc tính quan trọng sau:
do nhà sản xuất đ−a ra nh− công suất, mô men danh nghĩa và mô men cực đại…
- Luận văn đã xây dựng đ−ờng đặc tính không thứ nguyên của bộ biến mô dùng trên động cơ Gát -13 Trai ca, dựa trên số liệu thực nghiệm về hệ số mô men λB của bộ biến mô này và các công thức lý thuyết về máy thủy động. Đ−ờng đặc tính không thứ nguyên của bộ biến mô nhận đ−ợc bằng ph−ơng pháp tính toán lý thuyết đảm bảo độ tin cậy vì thông số vào là hệ số mô men của bánh bơm bộ biến mô đ−ợc cho từ số liệu thực nghiệm.
- Luận văn đã xây dựng đ−ờng đặc tính làm việc giữa bộ biến đổi mô men quay và của động cơ ô tô Gát -13 Trai ca. Đây là đ−ờng đặc tính thứ nguyên biểu diễn hàm mô men quay, công suất trên trục tuốc bin phụ thuộc vào số vòng quay của tuabin. Đ−ờng đặc tính này không tuyến tính với đ−ờng đặc tính ngoài của động cơ, do hệ số biến mô của bộ biến đổi mô men quay là một hệ số phi tuyến. Đây là đ−ờng đặc tính quan trọng để giúp cho việc xây dựng đ−ờng đặc tính động lực học của ô tô với hệ thống truyền lực thủy cơ.
+ Luận văn đã đ−a ra ph−ơng pháp xây dựng đ−ờng đặc tính lực kéo tiếp tuyến (lực chủ động) PK, và đ−ờng đặc tính gia tốc của ô tô phụ thuộc vận tốc của xe, các đ−ờng đặc tính này làm cơ sở để so sánh đánh giá các thông số động lực học của ô tô một cách thuận lợi và nhanh chóng.
+ Ph−ơng pháp xây dựng đ−ờng đặc tính động lực học của ô tô Gát -13 Trai ca đ−ợc trình bày trong luận án, có thể đ−ợc ứng dụng để xây dựng cho ô tô máy kéo khác có hệ thống truyền lực thủy cơ t−ơng tự.
+ Các kết quả của luận văn nh− đặc tính lực kéo tiếp tuyến, nhân tố động lực học và đồ thị gia tốc của ô tô Gát-13 Trai ca là các cơ sở lý thuyết, giúp cho ng−ời sử dụng, cán bộ kỹ thuật tổ chức khai thác xe máy, đặc biệt là xe có hệ thống truyền lực t−ơng đ−ơng, có những căn cứ đánh giá về đặc tính và khả năng v−ợt lực cản tối đa, vận tốc chuyển động…, nhằm khai thác sử dụng xe máy có hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo đảm an toàn cho xe máy
và an toàn chuyển động. Kết quả của luận văn còn là một tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên các ngành cơ khí động lực, khi tìm hiểu về hệ thống truyền lực thủy lực và thủy cơ, về ph−ơng pháp xây dựng đ−ờng đặc tính động lực học của ô tô với truyền động thủy lực.
5.2. Đề nghị
Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu xây dựng đ−ờng đặc tính động lực học của ô tô Gát -13 Trai ca, với những kết quả chính đạt đ−ợc trên đây, chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu về đặc tính của ô tô với truyền lực thủy lực và truyền lực thủy cơ là những vấn đề còn khá mới, rất nhiều vấn đề cần đ−ợc tiếp tục quan tâm, vì vậy chúng tôi đề nghị:
- Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện ph−ơng pháp xây dựng đặc tính động lực học của xe có truyền lực thủy lực.
- Kết quả mà luận văn thu đ−ợc mang nhiều ý nghĩa đặc tính do quá trình xây dựng đ−ờng đặc tính động lực của ô tô Gát -13 Trai ca, chúng tôi chủ yếu dựa vào các công thức tính toán lý thuyết kết hợp với một số thông số thực nghiệm. Vì vậy để kiểm chứng về độ tin cậy của ph−ơng pháp đ−ợc trình bày trong luận văn, đề nghị tiếp tục nghiên cứu xây dựng đặc tính động lực học của xe có hệ thống truyền lực nói trên bằng ph−ơng pháp thực nghiệm.
- Đề nghị tiến hành khảo nghiệm các bộ biến mô để có đ−ờng đặc tính không thứ nguyên của bộ biến mô, khảo nghiệm sự làm việc giữa động cơ và biến mô thủy lực để lấy số liệu trên trục tuabin của một số loại xe thông dụng đang đ−ợc dùng ở Việt Nam, làm cơ sở cho việc nghiên cứu lý thuyết.
Tài liệu tham khảo
A - Tiếng Việt
1 - Đinh Ngọc ái, Đặng huy Chi, Nguyễn Ph−ớc Hoàng, Phạm Đức Nhuận (1972) Thủy lực và máy thủy lực, NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
2 - Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Bào, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Văn Hoá (1975), Giáo trình kỹ thuật sửa chữa máy kéo ô tô, NXB Nông thôn, Hà Nội. 3 - Bộ Giao thông Vận tải (1978), Sửa chữa ô tô, NXB Công nhân kỹ thuật, Hà Nội.
4 - Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên (1996), Thiết kế và tính toán ô tô máy
kéo, N XB Giáo dục, Hà Nội.
5 - Nguyễn Hữu Cẩn, Du Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng (2003), Lý thuyết ô tô máy kéo, NXBKhoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6 - L−u Văn Hy, Chung Thế Quang, Nguyễn Ph−ớc Hậu, Huỳnh Kim Ngân, Đỗ Tấn Dân (2003), Hệ thống truyền lực, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 7 - Nguyễn Tất Tiến (2000), Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8 - Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính (2004), Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô
- máy nổ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9 - Nguyễn Khắc Trai (1999), Cấu tạo hệ thống truyền lực ô tô con, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
10 - Bùi Hải Triều, Hàn Trung Dũng, Đặng Tiến Hoà, Nông Văn Vìn (2001),
Ô tô máy kéo, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
11 - Bùi Hải Triều (2002), Truyền động và điều khiển tthủy lực - Bài giảng
12 - Phạm Minh Tuấn (2001), Động cơ đốt trong, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
13 -Tr−ờng ĐHBK (1979), Giáo trình máy thủy lực (GL 622), Khoa tại chức,
Hà Nội.
14 - Nông Văn Vìn (2003), Lý thuyết máy kéo - ô tô - giáo trình dùng cho sinh
viên ngành cơ khí,Tr−ờng ĐHNNI, Hà Nội.