Tình hình nghiên cứu về TMV trên thuốc lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dặt điểm nông sinh,khả năng chống chịu bệnh và tham gia tạo hạt lai của một số giống thuốc lá mới (Trang 33 - 35)

Các bệnh virus gây những tổn thất rất lớn cho sản xuất thuốc lá. Bệnh virus gây thiệt hại kinh tế lớn nhất là bệnh khảm lá có thể gặp ở tất cả các n−ớc, các châu lục trồng thuốc lá. Hàng năm, tổn thất mùa màng do bệnh khảm lá v−ợt mức 30-35% trong tổng thiệt hại do các bệnh gây ra. Những cây thuốc lá bị nhiễm bệnh ở giai đoạn sớm có năng suất sụt giảm 40-60% so với cây khoẻ mạnh. Tại một số vùng trồng thuốc lá, tỷ lệ cây nhiễm có thể lên đến 90-100% (Lucas, 1975)[32]. Tại bang Bắc Carolina, bệnh khảm lá gây thiệt hại hàng năm ở mức trên 1 triệu USD trong giai đoạn 1960-1965. Riêng năm 1977, mức thiệt hại là 6,2 triệu USD (Akehurst B.C., 1981)[12]. Ngoài ra, bệnh khảm lá còn ảnh h−ởng xấu đến chất l−ợng nguyên liệu khi lá của những cây bệnh có tỷ lệ lá cấp loại tốt giảm 1,5 - 2 lần. Lá những cây bị bệnh có hàm l−ợng protein và nicotin cao hơn trong khi hàm l−ợng đ−ờng giảm. Nguyên liệu từ những cây nhiễm bệnh có tính chất hút rất kém (Moldovan, 1978). Tác nhân gây bệnh khảm lá là Nicotiana virus 1. Virus gây bệnh khảm lá lần đầu tiên đ−ợc nghiên cứu bởi nhà bác học ng−ời Nga Ivanovski và sau đó là hàng loạt nhà virus học khác. Virus này tấn công rất nhiều cây trồng. Theo tác giả Xukhop (1956), có 236 loài thuộc 33 họ

thực vật mẫn cảm với N. virus 1. Theo các tài liệu có một số chủng virus khảm lá, đ−ợc phân biệt theo triệu chứng gây hại trên lá bệnh. Virus gây khảm lá thông th−ờng gây hại với triệu chứng khảm điển hình trên lá. Các chủng virus khảm lá khác, ngoài thể khảm có mức độ nặng nhẹ khác

nhau còn có các đốm bệnh hoặc màu trắng, màu nâu, hoặc màu vàng.

Virus gây khảm lá thuốc lá (Tobacco mosaic virus - TMV) có hình ống với kích th−ớc 300 x 18 nm và phân tử l−ợng 40 x 106 đ−ợc cấu tạo bởi một sợi ARN và vỏ protein. Sợi ARN có phân tử l−ợng 2,1 x 106. Vỏ protein gồm 2130 chuỗi polypeptide đồng nhất. Chuỗi polypeptide có phân tử l−ợng 17.500 đ−ợc hình thành bởi 158 axit amin. Đây là một trong số các chuối polypeptide đầu tiên đ−ợc xác định trình tự các axit amin.

TMV thuộc nhóm Tobamoviruses (Tobacco mosaic virus group) với điểm nhiệt làm mất hoạt tính (Thermal inactivation poit - TIP) là 90 oC. Đây là một trong số ít virus có TIP cao nhất [41].

Triệu chứng bệnh điển hình trên cây thuốc lá là xuất hiện thể khảm giữa các mảng xanh đậm và xanh nhạt trên các lá non. Các mảng lá khảm có thể phát triển thành các đám phồng rộp màu xanh đậm ở mặt trên của lá và các mấu lồi xanh nhạt ở mặt d−ới. Những cây bị bệnh nặng, khi lá qua giai đoạn thuần thục xuất hiện các đốm cháy sát gân lá. Các đốm cháy phát triển lan rộng và phá huỷ phần lớn hoặc toàn bộ diện tích lá.

Virus khảm thuốc lá chỉ có thể đ−ơc nhân lên trong cơ thể sống của cây ký chủ. Virus này có hai điểm khác biệt so với các loại virus khác liên quan đến các biện pháp phòng trừ: có thể sống sót đến 50 năm trong mô cây thuốc lá khô trong khi các loại virus khác mất hoạt tính khi cây ký chủ chết. TMV lan truyền cơ giới trong khi đa số các virus khác lan truyền qua côn trùng môi giới.

Biện pháp đấu tranh hiệu quả nhất với virus gây bệnh khảm lá là sử dụng giống kháng. Đa số các giống thuốc lá đang đ−ợc sử dụng trong sản xuất mẫn cảm với virus gây khảm lá. Nhằm đẩy nhanh qúa trình lai tạo các giống thuốc lá kháng bệnh khảm lá cần xác định đ−ợc các nguồn giống kháng để sử dụng trong sản xuất và phục vụ cho việc lai tạo giống mới.

Ch−ơng 2

Vật liệu, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dặt điểm nông sinh,khả năng chống chịu bệnh và tham gia tạo hạt lai của một số giống thuốc lá mới (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)