Đánh giá khả năng chống chịu của các giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dặt điểm nông sinh,khả năng chống chịu bệnh và tham gia tạo hạt lai của một số giống thuốc lá mới (Trang 49 - 51)

Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở n−ớc ta là môi tr−ờng phát sinh và phát triển của nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng. Đây là một tác nhân quan trọng làm giảm năng suất và chất l−ợng thuốc lá. Việc đánh giá tính chống chịu sâu bệnh cho các vật liệu lai là hết sức cần thiết. Phần này chúng tôi trình bầy kết quả đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh tự nhiên trên đồng ruộng với một số sâu bệnh hại chính.

Bảng 5. Mức độ sâu bệnh hại các giống ở vụ xuân 2006 Tỷ lệ cây nhiễm các bệnh (%)

TT Giống Mức độ sâu

xanh hại Đen thân Khảm Xoăn lá

1 C.7-1 + 3,0 0,0 0,0 2 C.9-1 + 3,0 5,1 3,0 3 D.81 + 0,0 0,0 0,0 4 K.730 + 19,2 18,2 0,0 5 C.371 Gold + 27,3 14,1 1,0 6 Sp.168 + 9,1 7,1 1,0 7 SpG.28 + 4,0 7,1 0,0 8 OX.414.NF + 8,1 4,0 0,0 9 NF.3 + 5,1 6,1 0,0 10 CB.2 + 23,2 15,2 2,0 11 LS ++ 21,2 15,2 0,0 12 C.176 + 2,0 0,0 1,0

Ghi chú: + Mức độ hại nhẹ; ++ Mức độ hại TB

Số liệu bảng 5 diễn giải: trong vụ xuân 2006 sâu bệnh hại chính đối với các giống thuốc lá tham gia khảo nghiệm là sâu xanh, bệnh đen thân, khảm và xoăn lá khi thời tiết nóng ẩm phù hợp cho sự phát triển của chúng. Cả 12 giống đều bị sâu xanh (Helicoverpa asulta Budworm) hại nhẹ, trừ giống LS bị hại ở mức trung bình, và không có sự chênh lệch đáng kể về mức độ hại. Bệnh đen thân do nấm Phytophthora parasitica var nicotinae gây ra là một

điều kiện nóng (t0 > 200C) và ẩm độ cao nên ở vụ xuân th−ờng xuất hiện vào giai đoạn bắt đầu thu hoạch đến cuối vụ. Các giống C.7-1, C.9-1, SpG.28, NF.3 cũng nh− giống đối chứng C.176 có tính chống chịu cao, đặc biệt giống D.81 không bị nhiễm bệnh đen thân. Các giống Sp.168, OX.414.NF bị nhiễm nhẹ tỷ lệ cây nhiễm dao động từ 8,1 – 9,1%. Giống C.371 Gold bị nhiễm năng nhất tỷ lệ nhiễm là 27,3, còn các giống khác tỷ lệ nhiễm dao động từ 19,2 – 23,2%.

Bạnh khảm lá do TMV (Tobacco Mosaic Virus) và CMV (Cucumber Mosaic Virus) gây ra. Nếu xuất hiện sớm cũng gây đình trệ sinh tr−ởng ở mức trung bình và làm giảm năng suất, phẩm chất. Các giống C.7-1, D.81 và giống đối chứng C.176 không bị nhiễm, giống K.730, C.371 Gold, CB.2, LS bị nhiễm ở mức cao tỷ lệ cây bị nhiễm dao động từ 14,1 – 18,2%. Các giống còn lại bị nhiễm ở mức nhẹ.

Bệnh xoăn lá do virus xoăn lá thuốc lá (Tobacco Leaf Curl Virus) gây ra. Cây thuốc lá bị nhiễm ở giai đoạn sớm sẽ bị đình trệ sinh tr−ởng và gây thất thu. Nhìn chung bệnh xoăn lá tuy có xuất hiện nh−ng chỉ gây hại nhẹ với mức độ nhiễm cao nhất là 3% ở giống C.9-1.

Từ kết quả đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ở vụ xuân năm 2006 tổng kết lại chúng tôi thấy: các giống C.7-1, C.9-1, D.81, SpG.28, OX.414.NF, NF.3 có khả năng chống chịu tốt nhất với các bệnh nguy hiểm nh− đen thân, khảm lá. Giống D.81 hầu nh− chống chịu đ−ợc với bệnh đen thân. Dựa vào đây ta có thể chọn ra các tổ hợp lai để tạo ra các con lai có khả năng chống chịu đ−ợc một số bệnh nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dặt điểm nông sinh,khả năng chống chịu bệnh và tham gia tạo hạt lai của một số giống thuốc lá mới (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)