Theo các tài liệu cho biết: Virus TMV sau khi xâm nhập vào cây thuốc lá từ 3 – 5 ngày thì ở những cây có khả năng kháng đ−ợc virus này sẽ xuất hiện những đốm chết hoại bao quanh vết gây bệnh. Đây là phản ứng siêu cảm của cây (hyper sensitive). Những cây mẫn cảm sau 14 ngày lây nhiễm triệu chứng bắt đầu xuất hiện, 21 ngày sau lây nhiễm thì triệu chứng xuất hiện một cách điển hình.
Kết quả theo dõi đ−ợc thể hiện trên bảng 11.
Bảng 11. Đánh giá tính kháng của các giống thuốc lá đối với TMV ở vụ xuân 2006
Số cây có biểu hiện thể khảm sau
TT Giống Số cây lây
nhiễm 14 ngày 21 ngày Tỷ lệ cây nhiễm Tỷ lệ cây kháng 1 C.7-1 30 26 30 100 0 2 C.9-1 30 27 30 100 0 3 D.81 30 28 30 100 0 4 K.730 30 30 30 100 0 5 C.371 Gold 30 30 30 100 0 6 Sp.168 30 30 30 100 0 7 SpG.28 30 30 30 100 0 8 OX.414.NF 30 30 30 100 0 9 NF.3 30 30 30 100 0 10 CB.2 30 30 30 100 0 11 LS 30 30 30 100 0 12 C.176 30 0 0 0 100
Kết quả bảng trên cho thấy: 14 ngày sau lây nhiễm hầu nh− tất cả các giống tham gia khảo nghiệm đều bị nhiễm chỉ trừ giống đối chứng C.176 là không bị nhiễm. Ba giống C.7-1, C.9-1, D.81 cũng bị nhiễm nh−ng không phải 100% cây bị nhiễm (26, 27, 28 cây nhiễm). Điều này chứng tỏ ba giống này cũng có khả năng kháng nhất định với bệnh TMV, nó hoàn toàn phù hợp với khả năng kháng bệnh TMV tự nhiên ngoài đồng ruộng của ba giống.
Điều tra vào ngày 21 sau lây nhiễm cho kết quả: 100% các giống bị nhiễm TMV trừ giống đối chứng C.176 là không bị nhiễm. Đối với giống C.176: ở thời điểm 5 ngày sau khi lây nhiễm xuất hiện các đốm chết hoại màu nâu đỏ. Sau khi lây nhiễm 14 và 21 ngày vẫn không thấy xuất hiện triệu chứng khảm. Nh− vậy, giống C.176 có phản ứng siêu cảm (hypersensitive reaction) đối với sự xâm nhập của virus gây khảm lá.
Qua kết quả thí nghiệm trên cho ta thấy: Muốn tạo ra con lai có khả năng kháng đ−ợc TMV thì trong các tổ hợp lai ta phải lai với C.176 để tận dụng khả năng kháng TMV của giống này.