TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHÚ DẪN TÓM TẮT CÁC NHÀ TRIẾT HỌC
1. Parmenide (khoảng cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ V tr.CN), nhà triết học nổi tiếng thời Hy Lap - La Mã cổ đại.
2. Plato (khoảng 427 – 347 tr.CN), là một nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất thời Hy Lạp cổ đại. Hegel từng đánh giá Plato là người có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng nói chung, với văn hóa tinh thần của nhân loại. Plato viết nhiều các tác phẩm triết học dưới dạng hội thoại như Teilet, Timaeus, Parmenide.
3. Rene Descartes (1596 - 1650) là nhà triết học, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại người Pháp. Có thể nói, cùng với Francis Bacon, Descartes đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu cận đại, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Các quy tắc chỉ đạo lý tính (1630); thế giới (1633); các nguyên lý triết học (1644); suy diễn về phương pháp (1637 – 1638)...
4. Georg Vinhelm Friedrich Hegel (1770 - 1831) là nhà biện chứng lỗi lạc của Đức thời kỳ cổ điển, bậc tiền bối của triết học mácxít: F. Engels đã từng nhận xét về ông là ông không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại. Các tác phẩm lớn có thể kể: Hiện tượng học tinh thần
(1807); Bách khoa toàn thư các khoa học triết học (1817)…
5. Immanuel Kant (1724 - 1804) là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước Marx. Triết học Kant là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại. Ông được biết đến qua các tác
phẩm: phê phán lý tính thuần túy (1787); phê phán lý tính thực tiễn (1788); phê phán khả năng suy diễn (1790).
6. Socrates (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếp thời cổ đại, Socrates là người đã tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại, qua việc hướng triết học từ nghiên cứu các vấn đề về thế giới tự nhiên sang nghiên cứu vấn đề con người.
7. Protagoras (490 - 420 tr.CN) là nhân vật tiêu biểu của phái ngụy biện, một trào lưu triết học thịnh hành từ giữa thế kỷ V đến thế kỷ IV tr.CN ở Hi Lạp cổ đại. Ông là thầy chuyên nghiệp dạy hùng biện và tranh luận, đã viết nhiều tác phẩm như: Về tồn tại; về các khoa học. Protagoras theo Hegel “không chỉ là một thầy dạy học như các nhà ngụy biện khác, mà còn là một nhà tư tưởng xác đáng và sâu sắc, một nhà triết học suy ngẫm các vấn đề đại cương cơ bản.
8. Nicolai Kuzan (1401 - 1464) là nhà triết học thời kỳ phục hưng ở Ý. Ông là một trong những người đầu tiên dám phê phán mạnh mẽ các giáo lý trung cổ, mở đầu thời kỳ triết học phục hưng.
9. Bruno (1548 - 1600) là nhà triết học, nhà khoa học tự nhiên vĩ đại thời kỳ phục hưng ở Italia, là người bảo vệ thuyết nhật tâm của Copernic.
10. Francis Bacon (1561 - 1626) là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. Theo Mác, Bêcơn là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ Bêcơn, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới với những màu sắc riêng. Những tác phẩm lớn của ông là: Đại phục hồi các khoa học (1605); công cụ mới (1620).
11. Boden Parker Bowne (1847 - 1910) là giáo sư ở Đại học Bostơn được kể là người sáng lập chủ nghĩa nhân vị ở Mỹ. Và bằng những tác phẩm của mình, nhất là cuốn chủ nghĩa nhân vị, ông đã đặt nền tảng lý luận cho một tư trào với tư cách triết học.
12. Edgar Shefeild Brightman (1884 - 1953) là một trong những nhà triết học có ảnh hưởng lớn nhất trong những nhà triết học có ảnh hưởng lớn nhất trong những người theo chủ nghĩa nhân vị thế hệ thứ hai ở Mỹ. Các tác phẩm của Brightman gồm: Giá trị của tôn giáo; Vấn đề thượng đế; Thượng đế là nhân vị chăng; Nhân vị và tôn giáo; Đời sống tinh thần và nhân vị thực tế.
13. William Ernest Hocking (1873 – 1966) là giáo sư trường đại học Harvar, đại diện cho một khuynh hướng của chủ nghĩa nhân vị, ông còn là giáo sư ở nhiều trường đại học khác. Những tác phẩm chính của ông là: Ý nghĩa của thượng đế trong kinh nghiệm của loài người; Con người và nhà nước; Ego thân thể và tự do; Nhân tố vĩnh hằng và chủ nghĩa cá nhân; Tôn giáo sống và tín ngưỡng của thế giới; Quan niệm khoa học và thượng đế.
14. Benjamin Franklin (1706 - 1790) là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, mộtnhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu
15. Alexis de Tocqueville (1805 – 1859) là đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao của Pháp. Ông là tác giả của một số khảo luận về hệ thống chính trị của Hoa Kỳ sau này trở thành tác phẩm kinh điển. Tác phẩm “Nền dân trị Mỹ” là một trong những khảo luận đầu tiên và sâu sắc nhất về lĩnh vực này, phân tích hệ thống lập pháp và hành pháp của Hoa Kỳ cùng ảnh hưởng của những định chế xã hội và chính trị đối với thói quen và cách hành xử của dân chúng. Ông phê phán mạnh mẽ vài khía cạnh của nền dân chủ Hoa Kỳ.
16. Charles Sander Peirce (1839 - 1914) là nhà khởi xướng chủ nghĩa thực dụng với tác phẩm “Lý thuyết về ý nghĩa”.
17. William James (1842 - 1910) người kế thừa S. Peirce và là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Chủ nghĩa thực dụng” (Pragmatism) ông đã phát triển những nguyên tắc, phương pháp học của Peirce thành một hệ thống lý
luận suy song với việc phân tích nhiều vấn đề cụ thể. Những tác phẩm của ông: Chủ nghĩa thực dụng; Bàn về tâm lý học.
18. John Dewey (1859 - 1952) nhà triết học của chủ nghĩa thực dụng, đã kế thừa tư tưởng của C.S. Peirce và W. James làm cho chủ nghĩa thực dụng thâm nhập sâu rộng vào đời sống văn hóa thông qua những thành tựu về xã hội học, tâm lý học, giáo dục học và chính trị học. Ông được coi là nhà triết học hiện đại kiệt xuất của nước Mỹ.