Ở người Mỹ không chỉ tồn tại tính cách phiêu lưu, mạo hiểm mà họ còn giàu có về lòng tự tin, lạc quan vào sự thành công của cá nhân. Điều này bắt nguồn từ truyền thống của một số dân cư lần đầu tiên đến đây. Ở xứ sở không tồn tại chế độ phong kiến và không ngai vua trị vì này, thỏa sức để họ biến những ý tưởng trong đầu thành hiện thực. Họ muốn tự tay xây dựng nên một vương quốc của Chúa trên miền đất này. Sự thông giao của Chúa với tín ngưỡng Thanh giáo coi sự thành công về vật chất là sự làm chứng về ơn huệ của Chúa, và những thành công về vật chất chính là bằng chứng về ân sủng mà Chúa ban cho. Nhưng Chúa chỉ dành đặc ân đó cho những con người biết làm việc và thực sự đổ mồ hôi vì mục tiêu của mình. Như vậy, rõ ràng rằng ở đây niềm tin lên thiên đường đã được trần tục hóa thành niềm tin đối với sự thành đạt của cá nhân. Và lòng yêu kính Chúa được trần tục hóa thành niềm yêu mến lao động, vui sống, của cải.
Trong tác phẩm Biên cương trong lịch sử Hoa Kỳ, Frederick Jackson Turner đã cho rằng: người Mỹ đã tiên phong xông pha đẩy lùi giao điểm giữa người văn minh (người Mỹ mới đến) và người dã man (thổ dân da đỏ). Những điều mà Turner chỉ ra góp phần luận giải tính lạc quan trong lập thân, lập nghiệp ở người Mỹ. Hẳn phải là những con người có niềm tin mạnh mẽ, một bản lĩnh hành động, sức khỏe và tinh thần mạo hiểm mới xây dựng được cơ nghiệp cho mình. Tất cả những người dũng cảm đó đều tin rằng, nơi biên
cương sẽ là một tương lai sán lạn, là cuộc sống tươi đẹp như thiên đường với sự giàu sang và no ấm. Điều đó lý giải vì sao, người Mỹ luôn tìm cách mở rộng và bành trướng lãnh thổ về phía Tây. “Chính nhờ những người tiên phong mà trí tuệ Mỹ tạo nên những đặc tính đáng chú ý của mình”, việc làm này ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc hình thành tính cách của người Mỹ. Người mở đường trên hành trình chinh phục các vùng đất mới đã để lại dấu ấn sự cải tạo của mình là bản lĩnh tự lập thân, đấy chính là tinh thần sáng tạo và sự thông tuệ. Trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ, Tocqueville đã viết: “Vượt thoát khỏi tính hệ thống, thoát khỏi cái ách của thói quen, khỏi các châm ngôn sống gia đình, các quan điểm giai cấp, và ở một mức độ nào đó là thoát khỏi các định kiến dân tộc; chỉ coi truyền thống như là một thứ thông tin, và chỉ coi các sự kiện đang xảy ra là một cách xem xét hữu ích để hành động khác đi và hành động tốt hơn; tìm tòi theo lối tự lực và chỉ tìm ngay bên trong bản thân mình cái nguyên cớ của sự vật, hướng tới kết quả mà không bị trói tay vào các phương tiện, mà nhằm vào cái gốc vấn đề thông qua cái biểu hiện bề ngoài, đó là những nét chủ chốt đặc trưng cho cái phương pháp triết học của người Mỹ” [dẫn theo 1, tr.55-56].
Như vậy, có thể thấy với người Mỹ, họ không bao giờ bằng lòng trước những thành tựu đã đạt được, họ cho rằng đó là những đỉnh cao đã chinh phục xong và điều quan trọng là tiến về phía trước, mạnh dạn thử nghiệm cái mới. Quá khứ chỉ là thứ đồ trang sức cho tâm hồn, tương lai mới là quyết định nhất. Ở tương lai bao chứa khát vọng, mơ ước và họ tin vào những điều tích cực, tiến bộ, mới mẻ, hoàn thiện có thể thực hiện được.
Đối với người Mỹ, mất lòng tin vào tương lai là cá nhân đó đang bị suy sụp, bị mất đi những giá trị riêng của bản thân. Điều này lý giải cho sự phát triển của nền khoa học ở Mỹ với những sáng kiến cải thiện đời sống.
Đối với người Mỹ, niềm tin là cơ sở dẫn dắt của hành động. Để làm rõ nội dung này, các đại biểu của chủ nghĩa thực dụng đã xoay quanh và làm rõ
phạm trù hoài nghi. Theo họ, bản chất của hoài nghi là nhận thức chưa rõ bản chất của sự vật, hiện tượng, vì vậy nó là động cơ thúc đẩy tư duy về đối tượng. Mục đích của hoài nghi là hiểu rõ bản chất của đối tượng để tiến tới xác lập niềm tin. Trong khi đó niềm tin là cơ sở, là điều kiện cần để chủ thể hành động. C.S. Peirce16 cho rằng: “Bất kì người nào, để tìm sự sống, đều cần phải có hành động nhất định. Và để hành động có hiệu quả cần phải có một số quy tắc, hành vi hoặc tập quán có hiệu quả. Những quy tắc này xác nhận con người trong điều kiện nhất định nên hành động thế nào mới có hiệu quả như dự tính. Những quy tắc hành vi hoặc tập quán ấy nếu được con người tiếp nhận, trở thành niềm tin của họ”. “Niềm tin hoặc ý kiến chân chính là cái con người mượn để chuẩn bị hành động”. Tuy nhiên, “niềm tin khác nhau sẽ tạo phương thức hành vi khác nhau”. Chủ nghĩa thực dụng của Peirce xem mọi tri thức niềm tin thực dụng, tri thức được xem là phương tiện để xác định niềm tin và tri thức trở thành công cụ hành động giúp con người đạt hiệu quả và có lợi cho mình trong cuộc sống. Với ý tưởng của mình, Peirce muốn xây dựng một hệ thống triết học hoàn chỉnh, làm cho chủ nghĩa thực dụng phải trở thành một phương pháp luận khoa học loại logic khoa học hay ý nghĩa của kí hiệu làm cho chúng để trở thành phương thức xác định niềm tin, sử dụng hành động để đạt tới mục đích.
Để xác định niềm tin của con người thì việc xem xét hành động của họ đối với sự sống của mình. Con người muốn sống và tồn tại phải hành động, hành động là phương thức sống của con người, hành động muốn đạt được hiệu quả nhất định phải có những quy tắc, nguyên tắc, hành vi ứng xử, tập quán mà xác nhận và tiếp thu. Hành động của con người không nhất thiết nhận thức thế giới khách quan đúng đắn hay không, mà nó chỉ phụ thuộc vào niềm tin. Theo Peirce con người hành động bởi họ đã tin tưởng vào hiệu quả của hành động thực tiễn của mình. Sự tin tưởng ở đây không phải là niềm tin
tôn giáo hay “ý niệm tuyệt đối” mà niềm tin ở đây là niềm tin vào kết quả hành động dự đoán của chính mình.
Nằm trong chùm triết học của chủ nghĩa phi duy lý, chủ nghĩa thực dụng không đặt ra và giải quyết vấn đề bản nguyên của thế giới hay nhận thức của thế giới như thế nào, mà là hành động dựa vào niềm tin, không phụ thuộc vào sự nhận thức đúng đắn về sự vật. Cho nên, điều quan trọng xếp thứ bậc cao của chủ nghĩa thực dụng là: Tư tưởng, quan niệm có thể trở thành niềm tin của con người hay không, không phải ở chỗ chúng có phản ánh đúng đối tượng hay không, mà là chúng có thể gây nên hành động của con người và trong hành động có đạt được hiệu quả như dự tính hay không. C.S. Peirce cho rằng: “Hễ đạt được niềm tin xác định, chúng ta thỏa mãn, còn niềm tin thật hay giả, không có liên quan gì”.
Chủ nghĩa thực dụng tiếp tục đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho mình. Đầu tiên là câu hỏi: Làm thế nào để có niềm tin? Đã là niềm tin thì không cần phải kiểm chứng đúng, sai. Giá trị của niềm tin không bị phụ thuộc vào sự kiểm chứng khách quan, nhưng để xác định được niềm tin thì cần phải có một phương pháp. Phương pháp thăm dò được C.S. Peirce xem là phương pháp tốt nhất để phóng thích sự hoài nghi và đạt đến niềm tin xác định. Vậy thì hoài nghi là gì? C.S. Peirce đã nói rằng “hoài nghi là sự thiếu hoặc mất niềm tin, không có cách nào tìm được trạng thái không yên tĩnh của hành động, là sự trì trệ của hành vi con người bị ngăn trở, tức trạng thái do dự không thể quyết định và trạng thái hình như không dứt khoát, và con người sỡ dĩ thiếu hoặc mất niềm tin, là do họ đứng trước sự thực kinh nghiệm hoặc xuất hiện hoàn cảnh mới”. Ông phủ nhận hoài nghi theo kiểu D.Hume hay Rene Descartes , cho rằng hoài nghi như vậy là không đúng: Một người xem hoài nghi là giới hạn cuối cùng của nhận thức, còn người kia thì cố tình hoài nghi tất cả. Theo C.S. Peirce, hoài nghi phải căn cứ vào hiện thực, thứ hoài nghi nảy sinh nơi
con người trong cuộc sống với những tình huống khác nhau, bắt buộc con người phải vượt qua và tiến về phía trước.
Từ đó, C.S. Peirce đề xuất bốn phương pháp xác định niềm tin chủ yếu là: phương pháp có chấp, phương pháp quyền uy, phương pháp tiên nghiệm và phương pháp khoa học. Phương pháp cố chấp là kiên định bảo vệ quan điểm của mình, bỏ bên ngoài những chứng cớ hiển nhiên và mọi sự phê phán. Những gì mình tin thì sẽ không thể thay đổi được, nó cũng chính là kim chỉ nam cho hành động của bản thân họ. Do đó họ thỏa mãn với niềm tin kiên định của họ và không thấy phiền hà gì do niềm tin bấp bênh đó gây nên. Phương pháp này có thể đạt được mục tiêu rất nhanh chóng, nhưng nó không tránh khỏi những thất bại thảm hại khi gặp phải sự phản đối của xã hội và cộng đồng. Phương pháp quyền uy là tiếp cận những nguyên tắc củ Nhà nước, Giáo hội hoặc những tổ chức mang tính quyền lực để xác định niềm tin. Hay nói cách khác, niềm tin được xác định phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục tùng quyền uy. Theo Peirce, trong cuộc sống không phải ai cũng có thể tạo lập được cho mình một niềm tin. Vì vậy để giúp cho những con người “yếu đuối” cách tốt nhất là sử dụng sức mạnh để hướng dẫn xác lập niềm tin cho họ. Phương pháp tiên nghiệm là phương pháp của những con người được giáo dục trong xã hội. Phương pháp này phù hợp với những ai không tiếp nhận tính cực đoan của phương pháp cố chấp và tính thụ động áp đặt của phương pháp quyền uy. Họ căn cứ vào những tri thức sẵn có của bản thân để chứng minh cho niềm tin, phù hợp với lý tính vĩnh hằng. Phương pháp khoa học là phương pháp kết hợp giữa niềm tin và thực tế trên cơ sở của tri thức khoa học thông qua các hình thức tranh luận, thăm dò để xác lập, khẳng định sự vật tồn tai đúng như trong thực tế; phương pháp khoa học này không dựa vào ý kiến chủ quan cố chấp hay mệnh lệnh quyền uy, lý tính vĩnh hằng mà dựa vào các chứng cứ khoa học để xác lập niềm tin. Nhưng trong những phương pháp đó, ông cho rằng phương pháp khoa học là phương pháp đáng tin cậy nhất, bởi vì
phương pháp này đã loại bỏ được ý kiến lệch lạc chủ quan, chống được sự sùng bái quyền uy chỉ dựa vào những nhân tố vĩnh hằng bên ngoài, không chịu thừa nhận ý chí cá nhân; phương pháp này còn loại bỏ được tính võ đoán, loại bỏ được tính ngưỡng mộ lý tính vĩnh hằng.
Các phương pháp trên của Peirce đã có những yếu tố tích cực mang tính khách quan khoa học, khắc phục được những hạn chế của các nhà triết học trước đó. Nhứng lý thuyết thực dụng ban đầu của ông đã “khơi mào” cảm hứng cho các nhà triết học sau này tiếp tục nghiên cứu. Đó chính à vấn đề mà cac snhà thực dụng quan tâm: Con người có niềm tin để hành động khi tin vào hiệu quả thực tiễn hay không? Đây là những tư tưởng có tính chất phản kháng lại những chân lý mang tính tư biện, duy lý, kinh viện của châu Âu.
Vậy thì làm thế nào để xây dựng được niềm tin? Bắt đầu từ C.S. Peirce, người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng đã chú tâm xây dựng một tư duy sáng sủa, một phương pháp hữu hiệu để nắm bắt chân lý, đó là “lý luận thăm dò – hoài nghi – niềm tin”. Peirce cho rằng quá trình thăm dò là quá trình từ hoài nghi đến xác định niềm tin. Ông loại bỏ cơ sở khách quan của sự vật mà quan trọng hơn hết là quan niệm đó có tạo nên hiệu quả thực tế cho con người hay không? Ngay cả trong phương pháp đánh giá niềm tin xác định, Peirce cũng cho rằng cái quan trọng không phải là chúng có phù hợp với thực tế khách quan hay không, mà là chúng có tạo nên thói quen hành vi của con người hay không, có thể tạo nên hiệu quả dự định hay không.
Đó mới chính là phương pháp xác lập niềm tin của con người. Bởi thế, nên chân lý là những cách thức đưa lại giá trị cho con người chứ không phải là cái vốn có ở đối tượng.
Có thể thấy, trong quan niệm của Peirce, triết học tồn tại với tư cách là một phương pháp luận khoa học có nhiệm vụ xác định niềm tin giúp con người. Nhưng cũng theo phân tích của ông trong tác phẩm Xác định niềm tin
hành động, của mỗi con người với tư cách là chủ thể. Đấy không phải là niềm tin cố chấp, không phải là niềm tin mang tính chất áp đặt hoặc niềm tin đạt được bằng phương pháp lý tính. Peirce đã đưa ra kết luận về mặt triết học cho tinh thần Mỹ - tinh thần cho rằng tiêu chuẩn của một giá trị là ở sự thành công, những lợi ích mang lại cho con người.
William James17 - người làm cho thế giới biết tới chủ nghĩa thực dụng Mỹ, lại có những tư tưởng khác biệt so với Peirce. Triết học của James chú tâm làm nổi bật rõ hình ảnh người Mỹ của tinh thần thương mại, con người lập thân với tinh thần lạc quan. Ông cho rằng, con người vốn dĩ không hoàn hảo, tồn tại khách quan không phải là cái có sẵn và tuyệt đối mà là những cái cụ thể dựa trên những hiệu quả thực tiễn, giá trị của mỗi người. Và vì chân lý không tách rời đời sống hiện thực của con người nên mọi phương pháp kiểm chứng phải được định giá theo hậu quả thực tiễn, theo tính có ích và tác dụng của nó, mà James gọi là “cash value” (giá trị tiền mặt). Chính điều này đã làm Russell hiểu rằng: chủ nghĩa thực dụng của James “là một loại cương lĩnh nối liền hệ thống của ông với kiến thức kinh tế và chính trị”.
Nhà triết học thực dụng Mỹ quan niệm rằng, bản chất của cái thiện chỉ ở trong sự thỏa mãn ham muốn. James đồng nhất chân lý với cái thiện và xem đó là giá trị luân lý cao nhất, và cũng chỉ có ý nghĩa trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Nếu chân lý là công cụ thỏa mãn nhu cầu thì cái thiện cũng là công cụ thỏa mãn nhu cầu của con người. Thiện - Ác không phải là những khái niệm có sẵn, không quy về một thực thể phi vật chất nào mà đó là những phản ứng thoải mãn nhu cầu thực tiễn của con người. Ngay cả Chúa, James nhận ra rằng: “Dù có Chúa, nhưng nếu sự nghiệp của Chúa đã hoàn thành và vũ trụ của Chúa một khi bị tan tành thì Chúa còn giá trị gì?”. Như vậy, Chúa cũng chỉ là một giả thiết có ích, một sự cổ vũ con người đi vào tương lai, một hy vọng cần được kiểm chứng bằng hiệu quả thực tiễn.
Nếu Peirce còn giành cho niềm tin một sự xác nhận nào đó từ phía sự thật và kinh nghiệm thì James lại chỉ khuôn lại ở bình diện chủ quan và cá nhân. Như vậy trong triết học của William James ta bắt gặp nhiều đặc tính Mỹ nhất - chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa tự do đều thể hiện rõ nét. Con người chỉ dựa vào kinh nghiệm để đi tới những hành động hữu hiệu, con người đó cũng bị thúc bách bởi nhu cầu phải xông pha, phải tin