Con người tự lập thân là con người tự chủ

Một phần của tài liệu Vấn đề con người tự lập thân trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ (Trang 35 - 38)

Con người tự lập thân phải là một con người tự chủ, tự chủ với mình là trước hết, họ có thể đưa ra những quyết định của mình.

Ở thời kì trước, mẫu người tự lập thân được hiểu là người từ tay trắng gây dựng nên trang trại. Khi đặt chân tới “vùng đất hứa” - một nơi còn hoang vu và chưa đuợc khai phá, chính điều đó đã khiến những cư dân đầu tiên buộc phải sớm hình thành một tính cách dựa vào mình. Những người châu Âu từ khắp mọi miền di cư sang Mỹ đã từ thân phận “ti tiện” trở thành một nhân cách, từ người phục vụ trở thành người chủ, từ tên nô lệ của một lãnh chúa tàn bạo trở thành người tự do, có quyền sở hữu ruộng đất và của cải của một xã hội tự quản.

Chúng ta cũng có thể thấy, trong lịch sử, ngay từ thuở bình minh của nước Mỹ, một nhóm nhỏ dân di cư người Anh đã ấp ủ niềm tin mạnh mẽ vào sứ mạng xây dựng vương quốc của Chúa ngay tại miền đất hứa này. Đó là những con người dám từ bỏ quê hương cũ, là những con người có ước mơ đổi đời, những con người không còn muốn sống dưới vương triều phong kiến mục rỗng với việc thực hành tôn giáo bất khoan dung ở châu Âu. Những con người ấy, họ quyết định, họ lựa chọn cho mình một cuộc sống mới, họ quyết

định định cư ở một vùng đất mới rộng lớn, phong phú và đang dạng về tài nguyên, lại chưa từng trải qua chế độ phong kiến và là nơi mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Như vậy những con người Mỹ đầu tiên này đã tự chủ với cuộc sống của mình, họ tự giải phóng mình, tự do hành động và xác lập niềm tin của chính mình.

Tiếp theo những giai đoạn sau, những con người Mỹ với tính tự chủ của mình đã dần dần thay đổi và hình thành nên một diện mạo của nước Mỹ. Từ thập niên 50 của thế kỷ XX, nước Mỹ trở nên hùng mạnh và dẫn đầu về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật. Herry Adam đã mô tả: “Một sự phồn vinh mà trong quá khứ không ai có thể hình dung được, một sức mạnh ngoài tầm vóc con người, một tốc độ của sao băng đã tạo ra một thế giới kích thích, dễ cáu gắt, dễ gây chuyện, vô lý và đầy lo âu”. Sự thành công ấy của nước Mỹ có được là nhờ sự thành công của chính những cá nhân với những con người đáng kinh ngạc với tính cách tự lập, nhạy bén.

Chính vì sự thay đổi này mà người tự lập thân lại có một diện mạo mới. Sự thành đạt của con người kinh tế, con người kinh doanh. Đó là những ông chủ xí nghiệp, nhà máy, công ty, tập đoàn... Trong Nền dân trị Mỹ, Tocqueville đã gọi những người này bằng cụm từ “những người công dân độc lập”. Tocqueville viết: “Chừng nào các điều kiện được cào bằng đi, thì ta bắt gặp vô số cá nhân, những kẻ vốn không đủ giàu và cũng không đủ thế lực để có được một ảnh hưởng đến số phận đồng loại, song những con người có thể đó lại tích lũy đủ trí tuệ và của cải để có thể tự thỏa mãn mình. Những con người này chẳng nợ nần ai, có thể nói là những con người này chẳng trông chờ ở ai hết; họ quen với việc luôn luôn tự coi mình được tách xa khỏi tất cả, họ tự nguyện hình dung toàn bộ số phận mình như là chỉ nắm trong bàn tay mình mà thôi” [dẫn theo 1, tr.51-52].

Nội dung con người tự lập thân là con người tự chủ, ta có thể kết luận người tự lập thân phải là người tự chủ, tự chủ với mình là trước hết, họ có thể

đưa ra quyết định của mình. Chính tinh thần, tính cách đó đã hình thành mô hình người Mỹ hiện đại với tính cách tự lập nhạy bén, nhờ đó họ thu được nhiều thành tựu trong tài chính, nhưng đi kèm với nó lại phản ánh mặt hạn chế đó là hiện tượng sùng bái hàng hóa, chạy theo lối sống tiện nghi. Người Mỹ lúc này phải đối diện với sự bế tắc về tinh thần do hậu quả của xã hội tràn ngập hàng hóa và tiện nghi. Họ nhận thức được mình vừa là chủ nhân nhưng cũng chính là nạn nhân khi bị đẩy vào một thế giới vô vị, nhạt nhẽo. Mặc dù vậy, điều này không làm mất đi niềm tin và sự thành đạt của người Mỹ mà nó chỉ như hồi chuông cảnh tỉnh và giúp định hướng họ quan tâm đến những mục tiêu thành đạt mới, những giá trị nhân bản. Chỉ có việc đặt ra những mục tiêu thành đạt khác mới đem lại ý chí và sức mạnh để họ không còn thấy nhàm chán với chính bản thân. Vẫn là những con người tự làm nên mình, thân lập thân nhưng được nuôi dưỡng trong môi trường tự do bộc lộ cá tính, tự do sáng tạo, tìm ra mình trong những cái đích mới.

Ở một khía cạnh khác, muốn trở thành tự chủ cuộc đời mình, con người tự lập thân còn phải đặt họ trong mối tương quan với xã hội, và với các thành viên khác để tạo nên tính cộng đồng. Chúng ta có thể thấy rằng điều đó trong lịch sử nước Mỹ ở đây họ đã thực nghiệm xây dựng các mô hình xã hội, đó là những cộng đồng dân cư tự do. Ở đó bao gồm những con người có khát vọng tự do, tính cách phiêu lưu, mạo hiểm và gắn bó với cộng đồng. Có thể nhắc đến như: cộng đồng không tưởng của William Penn ở Pennsylvanic một chính thể dân chủ được thiết lập nên để làm nơi ẩn náu chống lại sự cố chấp tôn giáo; cộng đồng sự hòa hợp mới của Robert Owen lập ra tại New Harmony; cộng đồng Brook Time ở gần Boston; cộng đồng Modern Times của Josiah Warren lập ra ở Long Island... Và rất nhiều cộng đồng khác rất đa dạng như thế xuất hiện ở khắp nước Mỹ, những cộng đồng này đã có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành tinh thần Mỹ và tất cả các cộng đồng đều gặp nhau ở mục đích chung là xây dựng một thể chế dân chủ, đem lại cuộc sống

thanh bình và lạc quan, đảm bảo tự do cá nhân được thực hiện tối cao, cá nhân chịu sự cai trị trước tiên của chính bản thân mình, mọi thứ giáo điều và chuyên quyền đều bị loại trừ và không có chỗ làm phong phú cho quá khứ của một dân tộc không bị trói buộc bởi thành kiến như ở Mỹ và nó lại trở thành cái nôi vun trồng thúc đẩy những nhu cầu tự do mới mang tính hiện thực sâu sắc. Những mô hình này không kìm hãm, mà trái lại nó thúc đẩy người Mỹ ngày càng phát huy tính tự chủ của mình.

Một phần của tài liệu Vấn đề con người tự lập thân trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w