Con người tự lập thân là con người hành động

Một phần của tài liệu Vấn đề con người tự lập thân trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ (Trang 45 - 60)

Ở phương Tây, hành động của chủ thể từng là vấn đề suy tư của nhiều bộ óc triết học vĩ đại, gắn với một sản phẩm đặc thù của văn hóa phương Tây là “học thuyết lấy con người là trung tâm”. Theo đó, vai trò hành động của chủ thể đó được xác lập trong quá trình con người tự nhận thức về vai trò của mình đối với thế giới, nó phản ánh quá trình con người từng bước tự “tách mình” ra khỏi tự nhiên, sau đó tách mình ra khỏi xã hội và tự xác định mình như một cá nhân.

Con người hành động là một chủ đề quan trọng và nó được rất nhiều trường phái triết học Mỹ quan tâm. Có thể điểm qua một vài trường phái trước khi đi vào quan niệm của chủ nghĩa thực dụng để thấy được những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng và để khẳng định thêm một lần nữa: con người là trung tâm của triết học Mỹ. Chủ nghĩa nhân vị và chủ nghĩa hiện sinh bao giờ cũng đề cao vai trò hành động của con người. Tuy nhiên hành động

của con người ở hai trào lưu triết học này không phải bao giừo cũng đồng nghĩa với hành động chủ quan, tùy tiện, ở đó nhấn mạnh tới con người với tư cách là một hiện hữu, một nhân vị tự do. Chủ nghĩa nhân vị Mỹ nhấn mạnh vai trò hành động của chủ thể ở khả năng sáng tạo nhưng đặt trong tương quan với tha nhân, với xã hội. Chủ nghĩa hiện sinh ở Mỹ là tự do phát minh ra mình, là tự lập thân, nó không hướng về thời hoàng kim của quá khứ mà chú trọng tới hiện tại và hướng tới tương lai. Bởi thế, sự sáng tạo của con người tự cai quản Mỹ mà chủ nghĩa hiện sinh bàn đến là phải sáng tạo trong việc lựa chọn cách sống, làm chủ trong viêch bỏ đi những cái mà mình đã chọn và những cách mà mình lựa chọn nó. Phân tâm học ở Mỹ cũng luận giải và đề cao đặc tính hành động của con người tự lập thân Mỹ. Con người tự lập thân lúc này là con người tự sửa mình để thành đạt, để mưu cầu hạnh phúc.

Đến chủ nghĩa thực dụng Mỹ, khi luận giải về vấn đề con người cũng đặc biệt quan tâm đến khía cạnh hành động của chủ thể với tư cách là phát huy cái “sức mạnh bên trong”, là cái hướng đạo cho phương thức hiện hữu của người Mỹ hiện đại. Con người tự lập thân mà chủ nghĩa thực dụng phản ánh đã giải quyết điều đó bằng một đường lối rất thực tế, đề cao tính hành động của chủ thể, nhưng đó không phải là chủ thể tự giam hãm mình trong những công thức, phạm trù cứng nhắc mà đặt con người ở trung tâm của thực tại, con người là chủ thể nhận thức và là con người của hành động tự do. Đó cũng chính là hình mẫu con người tự lập thân hiện đại của dân tọc Mỹ.

Một phương châm sống đã thành truyền thống của người Mỹ là phải tự làm nên chính mình - thân tự lập thân (self -made-man). Người Mỹ quan niệm rằng, giá trị hữu dụng của cá nhân không thể có được từ một sự may rủi nào, nó phải là kết quả của sự nỗ lực cá nhân. Đây chính là cơ sở tạo nên tính tự chủ về hành vi trong mỗi hành động của người Mỹ, họ quyết đoán trong hành động và có bản lĩnh chịu trách nhiệm đối với những hành động của mình. Để làm được điều này, đôi khi người Mỹ chấp nhận mạo hiểm. Nhưng vì lợi ích

họ chấp nhận lao vào vòng xoáy của sự tiến thân, vươn vượt lên phía trước để theo đuổi lợi ích và xem mạo hiểm chỉ là một yếu tố trên con đường đi đến thành công. Người Mỹ cho rằng, nếu hành động trong mạo hiểm sẽ có một nữa cơ hội thành công và một nữa nguy cơ thất bại, nhưng nếu không hành động thì không có gì cả, vậy nên hành động để có thành công. Đây là suy luận của một người Mỹ khi đối diện với cơ hội và thách thức. Qua điều này chúng ta thấy, khác với suy nghĩ của người châu Âu, nếu không làm được cái gì tốt nhất thì thà rằng chẳng có gì, thì người Mỹ thà có được một cái gì đó còn hơn không có gì cả. Vì thế, hành động trong cuộc sống luôn được người Mỹ tôn thờ như một tín ngưỡng.

Người Mỹ quan niệm hành động là phải thúc đẩy để tạo ra một hiệu quả nào đó và nó phải giúp ích cho sự tồn tại của họ. Họ quả quyết rằng, cái gì có tác dụng thì cái đó là chân lý. Chân lý là hiệu quả, càng nhiều chân lý càng tốt. Để hành động có hiệu quả, mỗi cá nhân Mỹ lao phóng vào thực tiễn bằng sự dũng cảm và quyết đoán của ý chí, dám đối diện với thách thức và vượt qua nó để đạt đến thành công. Mọi hành động phải luôn xác định rõ mục đích và mục đích cuối cùng là hiệu quả. Hiệu quả chính là thước đo giá trị hành động.

Triết học Mỹ là nơi thể hiện tập trung, rõ nét và đầy đủ về hình ảnh con người tự lập thân với những triết lý hành động. Triết lý hành động trong vấn đề tự lập thân của người Mỹ xuất phát từ việc người Mỹ thường nhấn mạnh về sự thành đạt tài chính, bởi vì truyền thống Mỹ bắt nguồn từ đạo đức Tin lành. Những tín hữu Tin lành là những người tin vào sự liên hệ giữa cá nhân và chúa. Đạo đức ấy cho rằng, con người để sống xứng đáng với mình và với chúa thì phải làm việc chăm chỉ, vui sống an nhàn và thanh đạm. Thành công ở trần tục là điều kiện để tiến lên với chúa. Trong văn minh Hoa Kỳ, Fichou đã viết: “Đành rằng vẫn là đức tin mới cứu giúp chúng ta, và chỉ sự tuẫn đạo của Chúa mơi chuộc được tội cho ta. Nhưng

hành động của ta cũng rất cần thiết, vì chỉ có nó mới chứng tỏ ta muốn làm điều tốt, rằng ta cố gắng, ta thành công và thất bại, chứng tỏ sự tiến bộ dần của ta trên đường dẫn tới Chúa. Và đây là một điểm mới: chúng ta thực sự có thể tự hoàn thiện, nếu ta muốn”.

Triết lý hành động trong con người tự lập thân còn biểu hiện qua tính chủ thể của hành vi. Tính chủ thể theo cách hiểu thông thường là khái niệm dùng để chỉ vai trò, vị trí của con người trong thế giới, hay nói cách khác nó phản ánh quá trình con người đạt tới trình độ tự tách mình ra khỏi tự nhiên, sau đó tách mình ra khỏi xã hội và tự xác định mình như một nhân cách, một cá nhân. Nói về chủ thể và tính chủ thể trong triết học, có thể thấy rằng bất cứ một học thuyết, một trường phái triết học nào cũng bàn đến con người ở những mức độ nhất định và rất nhiều trong số đó công nhận con người tồn tại trong thế giới như một chủ thể, tính chủ thể dù biểu hiện có khác nhau ở mỗi chủ thuyết nhưng tất cả chúng đều có điểm chung là đề cao tính năng động chủ quan của chủ thể nhận thức - là con người. Trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ cũng vậy, một quốc gia trẻ khao khát tự lập thân và có tham vọng lãnh đạo cả thế giới lấy chủ thể người làm trung tâm cho triết học của mình, lấy tính chủ thể làm sợi dây xuyên suốt trong chủ thuyết của mình là một điều khả dĩ và tất yếu. Trong chủ nghĩa thực dụng, khi nhấn mạnh tính chủ thể toàn quyền đã đi sâu, hướng đến chủ thể hành động. Chủ thể toàn quyền là tính chủ thể được hoàn toàn tự do xác định và tổ chức cuộc sống của mình, hành động của mình. Và ở chủ nghĩa thực dụng, hành động sao cho có hiệu quả, sao cho đạt tới chân lý của tôi, làm lợi cho tôi thì đó là mục đích hướng tới. Như trong quan điểm của nhà triết học Peirce, người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng đã luôn nhấn mạnh đến tính năng động chủ quan của chủ thể người. Theo ông thì việc con người, bằng những nổ lực mang tính chủ quan của mình trên địa bàn của thực tiễn sẽ mang lại cho họ chân lý. Tuy nhiên ở đây cũng cần chú ý, thực tiễn mà Peirce đề cập hay bàn đến hoàn toàn không

giống như thực tiễn trong triết học Mác. Thực tiễn ở đây là cái môi trường đã được chế biến qua lăng kính chủ quan, đã được cải tạo thành các địa hạt cho tôi hành động một cách tự do vì hiệu quả cho tôi. Và để có thể hành động, các đại biểu của chủ nghĩa thực dụng đã đi đến xác lập cơ sở của nó, đó là nhờ kinh nghiệm. Kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng không phải là một giai đoạn của nhận thức như trong lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác, mà kinh nghiệm bàn đến ở đây là một phạm trù nền tảng là cái trục để cùng với hành động, với hiệu quả đâm xuyên mọi lý thuyết của thứ chủ nghĩa này. Vai trò của kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng đóng vai trò tương tự như vai trò của phạm trù thực tiễn trong triết học Mác. Dù mỗi nhà triết học trong chủ nghĩa thực dụng có một cách định nghĩa và giải thích khác nhau về kinh nghiệm nhưng chung quy nó đều hướng tới việc giải thích ngọn nguồn của chủ thể nhận thức, chủ thể hành động, chủ thể thân lập thân... là từ kinh nghiệm mà ra, lấy hiệu quả mà làm đích đến.

Bàn về tính chủ thể trong chủ nghĩa thực dụng, thực chất là bàn đến tính chủ thể hành động. Chủ thể đó là con người cá nhân, anh ta hành động một cách tự do với nền tảng kinh nghiệm do chính anh ta xác lập nên, trên đường đi tới anh ta cũng xây dựng cái chân lý cho riêng mình, để hành động sao cho có hiệu quả cho đó là cái đích duy nhất, là cái động lực vạn năng để chủ thể - người, hành động mãi, hành động liên tục. Trên thực tế đây là một quan niệm hợp gu với sở thích của người Mỹ, với đất Mỹ, mảnh đất mà người ta đến đó để lao động liên tục, để vươn lên, để tự thân lập nghiệp. Các nguyên thủy trong tính chủ thể của chủ nghĩa thực dụng Mỹ là ngọn đèn tư tưởng sáng suốt, khích lệ tinh thần người dân Mỹ hành động theo kinh nghiệm, có hiệu quả và hướng tới đạt được lợi ích cá nhân mong muốn. Cái hiệu quả trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ không chỉ đơn thuần là hiệu quả, là lợi ích kinh tế, là lợi ích tiền mặt mà còn là hiệu quả về đạo đức, về giáo dục, về pháp quyền và kể cả tôn giáo. Như vậy chủ nghĩa thực dụng trong khi bàn về tính chủ thể đã

cực kỳ đề cao vai trò của kinh nghiệm và tính năng động của chủ thể trong nhận thức và trong hành động. Peirce nhấn mạnh vào nỗ lực của chủ thể trong việc xác lập niềm tin, James thêm vào đó tính lựa chọn, tính cá nhân và tính năng động, Dewey18 đưa nó thành những quy tắc giáo dục và dân chủ. Tất cả những cái đó phải thông qua kinh nghiệm, hiệu quả để kinh nghiệm xem tri thức đạt được có phải là chân lý hay không, và chúng có những giá trị gì. Bởi vậy, chủ thể của hành động là tính năng động tự quyết của cá nhân trong hành động đưa lại hiệu quả cho con người.

Tính chủ thể của hành động đã đem đến cho người Mỹ một cá tính rất riêng, chỉ có người Mỹ mới có, nó góp phần xác lập tính hiệu quả trong hành động của người Mỹ. Tuy nhiên, càng về sau, việc xác lập tính chủ thể trong chủ nghĩa thực dụng càng hướng về mục đích cá nhân, sử dụng kinh nghiệm như một công cụ chứ không phải là một hạt nhân hợp lý để hành động có hiệu quả. Tất cả đã đẩy tính chủ thể của chủ nghĩa thực dụng sa vào việc tuyệt đối hóa mặt chức năng, mặt công cụ của kinh nghiệm, của chân lý và rộng hơn là của triết học trong việc dẫn dắt chủ thể toàn quyền đi đến nhận thức và hành động có hiệu quả. Bên cạnh đó thì việc những tín đồ của chủ nghĩa thực dụng đã quá đề cao tính chủ thể, tuyệt đối hóa mặt chủ quan trong nhận thức và hành động đã làm cho con người sa vào vòng kinh nghiệm lợi ích. Họ chỉ chú trọng tới những giá trị vật chất tầm thường, tôi toàn quyền quyết định cho hành động của tôi, dựa trên kinh nghiệm mà tôi đã có được và nó sẽ phục vụ lợi ích cho chính tôi làm cho các vũ trụ khổng lồ chịu sự ràng buộc bởi vô vàn những quy luật khách quan tất yếu trở nên nhỏ bé hơn nhiều, thu hẹp lại và bó buộc trong lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Tự đề cao cái chủ thể tôi, cái hành động để chỉ biết tới những lợi ích tiền mặt tầm thường mà quên đi mối quan hệ hiển nhiên, mang tính quy luật giữa cá nhân và xã hội, giữa con người sống với tự nhiên đang vận động và biến đổi liên hồi là mối đe dọa nguy hiểm cho xã hội Mỹ.

Vậy làm thế nào để hành động có hiệu quả? Người sáng lập của chủ nghĩa thực dụng Mỹ đã chỉ ra rằng, tư tưởng rõ ràng, khái niệm chính xác là chỉ số đầu tiên của hoạt động có hiệu quả. C.S. Peirce đã đưa ra nhận xét mới về chức năng thông tin của khái niệm. Theo ông, bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào hiện hữu trong thế giới hiện thực đều phải có tên gọi, tức khái niệm. Khái niệm sự vật, hiện tượng cụ thể là dấu hiệu cho biết nó là cái gì. Biết được bản chất của sự vật, hiện tượng là biết được ý nghĩa của sự tồn tại của nó. Đến lượt ý nghĩa của khái niệm cho ta biết bản chất của khái niệm có tác động như thế nào đến sự cảm nhận chủ quan của con người. Khi hiệu được bản chất của khái niệm, nó sẽ có tác dụng hướng dẫn hành động của chủ thể. Hiểu được ý nghĩa của khái niệm sẽ biết được khái niệm đó có tác dụng như thế nào, giống như “cứng” là một khái niệm cho ta biết bản chất, tác động của vật cứng từ đó chỉ dẫn đến hành động, xác lập hiệu quả. Và tương tự như vậy “nặng” là khái niệm cho ta biết nếu nó rời giá đỡ, nó sẽ đổ nhào. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của C.S. Peirce về khái niệm thì W.James đã đẩy ý nghĩa của khái niệm lên một tầng cao mới. Ông viết: “Điều có thể đưa ý nghĩa thực tế của bất kỳ mệnh đề triết học nào đến kết quả đặc biệt nhất định nào đó trong kinh nghiệm thực tế tương lai của chúng ta - bất kỳ nó là tích cực hay tiêu cực. Vấn đề là, nói trên thực tế nó cần phải tích cực không bằng nói. Kinh nghiệm cần phải dựa trên thực tế đặc biệt nhất định”. Ông viết tiếp: “Toàn bộ ý nghĩa của một khái niệm đều được thể hiện trong hiệu quả thực tế, hoặc là kết quả được biểu hiện trong hình thức hành động cần được chấp nhận, hoặc là kết quả được biểu hiện trong hình thức của kinh nghiệm có thể chờ đợi, nếu khái niệm này không chân thật thì kết quả này có thể sẽ khác nhau, và tất nhiên không giống với những kết quả dựa vào thứ tự biểu hiện các khái niệm khác”. Như vậy là W.James đã thống nhất với Peirce rằng, ý nghĩa của khái niệm là khái niệm trong kinh nghiệm của con người đã mang lại hiệu quả thực tế, là con người có thể từ khái niệm ấy mong đợi kinh nghiệm như thế nào.

Các nhà thực dụng Mỹ còn loay hoay đi tìm lời giải cho câu trả lời: Con người hành động căn cứ vào đâu? Cả ba nhân vật nổi tiếng của chủ nghĩa thực dụng Mỹ là Peirce, James và Dewey đều gặp nhau ở chỗ khẳng định: cần phải

Một phần của tài liệu Vấn đề con người tự lập thân trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ (Trang 45 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w