Bộ giải mã:

Một phần của tài liệu Bài giảng VHDL (Trang 57 - 60)

Chương 2 : Dùng ngôn ngữ VHDL mô tả các mạch số cơ bản

đường Enable để cho phép bộ giải mã hoạt động hay ngừng hoạt động. Khi E=0 thì tất cả các ngõ ra đều mang giá trị 0. Khi E=1 thì bộ giải mã sẽ hoạt động, nó sẽ lựa chọn ngõ ra nào đó để đưa dữ liệu đến tùy thuộc vào các ngõ vào lựa chọn m. Ví dụ một bộ giải mã 3 sang 8. Nếu ngõ vào địa chỉ là 101 thì thì ngõ ra Y5 được lựa chọn để đưa dữ liệu ra (Y5 lên mức cao), trong khi đó tất cả các ngõ ra còn lại đều không được lựa chọn (tích cực mức thấp).

Một bộ giải mã thường dùng rất nhiều thành phần và chúng ta muốn tại mỗi thời điểm chỉ có một thành phần được cho phép hoạt động mà thôi. Ví dụ trong một hệ thống nhớ lớn sử dụng nhiều con chip nhớ, tại mỗi thời điểm chỉ có một con chip nhớ được tích cực cho phép hoạt động mà thôi. Một ngõ ra của bộ giải mã sẽ được nối đến một ngõ vào tích cực trong mỗi con chip. Một địa chỉ được tạo ra từ bộ giải mã sẽ làm tích cực một con chip nhớ tương ứng. Bảng chân trị, sơ đồ mạch và ký hiệu logic của bộ giải mã 3 sang 8 được biểu diễn trong hình 2.18.

Một bộ giải mã kích cỡ lớn có thể sử dụng một vài các bộ giải mã nhỏ hơn. Ví dụ trong hình 2.19 sử dụng 7 bộ giải mã 1 sang 2 để xây dựng bộ giải mã 3 sang 8.

Hình 2. 19 : Một bộ giải mã 3 sang 8 được xây dựng từ 7 bộ giải mã 1 sang 2.

Chương 2 : Dùng ngôn ngữ VHDL mô tả các mạch số cơ bản

Một phần của tài liệu Bài giảng VHDL (Trang 57 - 60)