Giao tiếp RS232 (cổng COM ):

Một phần của tài liệu Bài giảng VHDL (Trang 127 - 130)

Một chuẩn giao tiếp quan trọng được phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận chuyên trợ giúp các nhà sản xuất điện tử, gọi tắt là EIA (The Electronics Industries Association), là EIA-232, nó định nghĩa các đặc tính cơ, điện và chức năng của giao tiếp giữa một DTE và một DCE. Trong đó DTE là thiết bị đầu cuối dữ liệu (Data Terminal Equipment) và DCE là thiết bị đầu cuối mạch dữ liệu (Data Circuit-terminating Equipment). Chuẩn này được đề xuất năm 1962 gọi là RS-232. Một trong các cấu hình áp dụng được trình bày trong hình 3.1.

Hình 4. 1 : Một áp dụng của RS-232.

Trong hình 3.1 DTE thường là một máy tính (PC) còn DCE thường là một modem hay một thiết bị thu phát dữ liệu được kết nối với PC thong qua cổng COM (cổng RS-232). Trong quy định về cơ, chuẩn EIA-232 định nghĩa giao tiếp như là sợi cáp 25 dây với các đầu nối đực và cái DB-25. Chiều dài cáp không nên vượt quá 15m (50 feet). Một cách thực hiện kết nối khác của EIA-232 là dùng cáp 9 dây với các đầu nối đực và cái DB9. Chỉ có 4 dây trong 25 dây giao tiếp được dùng cho các chức năng dữ liệu. 21 dây còn lại được dùng cho các chức năng khác như điều khiển, điều hòa thời gian, đất và kiểm tra. Trong chuẩn giao tiếp EIA-232, một tín hiệu về điện cũng tương tự như đường dữ liệu, một tín hiệu được gọi là ON nếu nó phát điện áp ít nhất +3V và OFF nếu nó phát điện áp với giá trị nhỏ hơn -3V.

Toàn bộ các chân chức năng được diễn tả cho các loại connectors DB25 và DB9 được mô tả chi tiết trong hình 3.2 và hình 3.3.

Chương 4 : Các cổng giao tiếp được sử dụng trên Kit FPGA Spartan 3

Hình 4. 3 : Các chân chức năng của DB25 và DB9 loại đầu cái.

DB25: thứ tự và chúc năng được trình bày trong hình 3.3, mỗi đầu nối cái sẽ là ảnh gương của đầu đực. Như vậy mỗi chân chức năng đều có ảnh hoặc chiều trả lời theo hướng ngược lại để cho phép hoạt động song công. Tuy nhiên không phải chân nào cũng có chức năng ví dụ chân số 9 và 10 còn dùng để dự phòng và chân số 11 chưa được gán chức năng.

DB9: nhiều chân của DB25 không cần thiết cho kết nối đơn bất đồng bộ cho nên có thể giảm xuống còn 9 chân.

Chúng ta phải lưu ý về chức năng chân của đầu nối đực và đầu nối cái trong 2 loại cáp DB25 và DB9. Ta hãy chú ý các chân thứ 2, 3, 4, 5, 13, 14, 16 và 19 của đầu nối đực và đầu nối cái trong loại kết nối DB25 mặc dù có số thứ tự giống nhau nhưng đảm nhận hai quá trình trái ngược nhau trong truyền và nhận dữ liệu. Ví dụ chân số 2 của đầu đực là

Chương 4 : Các cổng giao tiếp được sử dụng trên Kit FPGA Spartan 3

truyền dữ liệu thì chân số 2 của đầu cái đóng vai trò là chân nhận dữ liệu, tương tự như vậy cho các chân vừa nêu.

Hình 4. 4 : Nghi thức truyền và nhận dữ liệu giữa DTE và DCE.

Một phần của tài liệu Bài giảng VHDL (Trang 127 - 130)