Hoàn thiện quy trình thẩm định và cho vay chặt chẽ hơn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hải phòng (Trang 85 - 89)

2. Kết cấu của bài luận văn

3.2.1.Hoàn thiện quy trình thẩm định và cho vay chặt chẽ hơn

Quy trình thẩm định và cho vay một cửa còn nhiều hạn chế. Sacombank đã khắc phục đƣợc những hạn chế đó, tuy nhiên điều này mới thực hiện ở Chi nhánh còn ở các Phòng giao dịch vẫn còn tồn tại: Đó là việc một cán bộ tín dụng kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ vừa tiếp xúc với khách hàng, vừa thẩm định và thu nợ.Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng nhƣng cũng là cơ hội để một số ít cán bộ tín dụng thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng.

Để hạn chế nhƣợc điểm này cũng nhƣ nhằm hạn chế rủi ro, Chi nhánh Hải Phòng và các Phòng giao dịch cần thực hiện nghiêm chỉnh việc tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận:

- Bộ phận quan hệ hệ khách hàng: Chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhƣng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay.

- Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay: Thực hiện phân tích, đánh giá, định lƣợng rủi ro trƣớc khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.

- Tƣ cách của khách hàng vay vốn. - Tình hình tài chính của khách hàng.

- Tính khả thi của phƣơng án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tƣ. - Tài sản đảm bảo nợ vay.

- Khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro.

Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Do đó, để đảm bảo đƣợc mục tiêu thu hồi nợ, công tác thẩm định trong quy trình tín dụng cần tập chung vào các nội dung chính trên và thực hiện theo một quy trình thẩm định nhƣ sau:

Dựa vào bộ hồ sơ khách hàng hiện có, CV.KH đánh giá sơ bộ về tính pháp lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn thu nhập, nhu cầu của khách hàng,

Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng

Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế khách hàng

Phân tích, nhận xét, đề xuất

Kiểm soát, đề xuất

Phê duyệt, đề xuất

TSĐB, quá trình giao dịch của khách hàng tại Sacombank và các TCTD khác (nếu có) để chuẩn bị các nội dung cần làm việc với khách hàng cho phù hợp.

Thu thập thông tin tín dụng (CIC) từ Ngân hàng trung ƣơng về khách hàng và những ngƣời lên quan (nếu có).

Liên hệ, xác lập cuộc hẹn với khách hàng và đề nghị khách hàng chuẩn bị các chứng từ cần bổ sung (nếu có).

Việc xác minh thực tế cần tập chung vào các nội dung: (1) Tính pháp lý: Kiểm tra sự phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Sacombank (2) Tình hình hoạt động: Quy mô hoạt động, tình hình văn phòng, nhà xƣởng, kho bãi, tình trạng máy móc thiết bị, cách thức kinh nghiệm điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, tình hình nhân viên,…; Loại sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ sản xuất, kinh doanh của khách hàng, công năng sử dụng? Tình hình nguồn hàng hoá/nguyên vật liệu cung cấp đầu vào, nhu cầu và thị trƣờng đầu ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, phƣơng thức mua bán, thanh toán của khách hàng…; Thuận lợi/cơ hội/khó khăn/thách thức, xu hƣớng/triển vọng phát triển ngành hàng/sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của khách hàng… (3) Tình hình tài chính của khách hàng: Hiệu quả hoạt động của khách hàng: Cần chú trọng xác định các khoản mục/yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động, đánh giá nguyên nhân và biện pháp khắc phục của khách hàng trong kỳ kế hoạch; Chú trọng xác minh, làm rõ các khoản mục tài sản/nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, biến động bất thƣờng có khả năng ảnh hƣởng lớn đến tình hình tài chính, đánh giá nguyên nhân và biện pháp khắc phục trong kỳ kế hoạch của khách hàng. (4) Đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng: Mục đích vay vốn, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của phƣơng án kinh doanh, nhu cầu sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng tham gia vào phƣơng án kinh doanh và khả năng trả nợ Sacombank. (5) Tài sản đảm bảo: Kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ tài sản đảm bảo, chủ sở hữu, tình trạng, hiện trạng, giá trị TSĐB,…

Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin và xác minh thực tế khách hàng, CV.KH sẽ ghi nhận xét, đánh giá, đề xuất vào tờ trình cấp tín dụng rồi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trƣờng hợp hồ sơ tín dụng phát sinh tại Phòng giao dịch nhƣng vƣợt mức phê duyệt của Trƣởng phòng giao dịch trình về Chi nhánh, Sở giao dịch

thì phải có ý kiến đề xuất trực tiếp của Trƣởng phòng Doanh nghiệp/Cá nhân trên tờ trình cấp tín dụng trƣớc khi chuyển trình cấp phán quyết phê duyệt. Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp có thẩm quyền, CV.KH lập thông báo trình BGĐ Chi nhánh ký phát hành thông báo về việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Hoạt động tín dụng phải đƣợc thực hiện theo đúng quy trình, phải phân định rõ trách nhiệm của từng thành viên. Không đƣợc dựa vào mối quan hệ sẵn có mà chủ quan ra phán quyết cấp tín dụng, điều đó có thể sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của Sacombank – HP vẫn chƣa đƣợc thực hiện tốt, gây ảnh hƣởng xấu tới tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Do vậy, Sau khi hồ sơ tín dụng đã đƣợc giải ngân thì công tác kiểm tra, giám sát tín dụng của Sacombank cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và liên tục hơn nữa trong suốt quá trình khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng nhằm mục tiêu bảo đảm tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phƣơng pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm: Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ, giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ, viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cƣ ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn, kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay…

Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phƣơng pháp phân tích tín dụng theo hƣớng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phƣơng pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay:

+ Character: Lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân, lịch sử quan hệ tín dụng.

+ Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lƣợc đầu tƣ của khách hàng đối với khoản vay.

+ Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác.

+ Collateral: Giá trị và tính thanh khoản của tài sản thế chấp.

+ Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trƣớc các thách thức, cách phòng vệ.

Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hải phòng (Trang 85 - 89)