2. Kết cấu của bài luận văn
3.2.3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trƣớc và sau khi cấp tín dụng
Ngân hàng nếu chỉ quan tâm đến việc mở rộng tín dụng (TD) mà không tính đến chất lƣợng hoạt động của tín dụng thì quy mô TD sẽ bị hạn chế, do nếu chất lƣợng TD kém thì việc mở rộng cũng không cần thiết, điều đó sẽ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ uy tín của ngân hàng. Vì thế để có cơ sở mở rộng TD vững chắc thì một trong những việc cần làm là nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng ở mức tƣơng xứng với quy mô TD.
Việc kiểm tra giám sát cần thực hiện cả trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng. Một khoản cho vay thƣờng bắt đầu từ cuộc tiếp xúc giữa cán bộ tín dụng (CBTD) với khách hàng có nhu cầu vay vốn, qua đó CBTD tìm hiểu về lý do xin vay, nhu cầu tín dụng của khách hàng. Việc kiểm tra trƣớc khi cấp tín dụng nhằm đánh giá xem khách hàng có đủ điều kiện cấp tín dụng hay không, bao gồm: Kiểm tra thông tin khách hàng có đúng theo lời khai trong hồ sơ vay vốn hay không, kiểm tra quy trình nghiệp vụ, việc thẩm định khách hàng đã tuần tự và đúng nguyên tắc hay chƣa, kiểm tra các thủ tục giấy tờ có đầy đủ hay chính xác chƣa, chỗ nào còn không hợp lý, sai sót nhằm ngăn chặn ngay những thiệt hại có thể phát sinh sau này.
Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân: Đây là khi tiền vay đã đƣợc giải ngân, bộ phận kiểm soát tín dụng cũng nhƣ chính các cán bộ tín dụng sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay bằng cách: (1) Kiểm tra định kỳ: Thƣờng đƣợc tiến hành định kỳ hàng tháng, hàng quý, nhân viên tín dụng sẽ xuống tận cơ sở sản xuất của khách hàng để đánh giá. Nội dung kiểm tra bao gồm tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất, kinh doanh, tình trạng bảo đảm tiền vay, tình hình thực hiện các cam kết, nguồn thu và khả năng trả nợ. (2) Kiểm tra đột xuất: Đƣợc thực hiện khi ngân hàng thấy cần thiết, doanh nghiệp có các dấu hiệu đáng ngờ trong quá trình sử dụng vốn vay. Đây là quá trình cần bám sát nhất trong một khoản vay vì tình hình sử dụng khoản vay của khách hàng sẽ quyết định đến thời hạn và khả năng trả nợ của ngân hàng. Đồng thời qua quá trình này, khách hàng mới để lộ nhiều khuyết điểm nhất, ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác những thông tin mà cá nhân đã nêu ra, nếu thấy có những sai phạm hay thông tin không đúng sự thật thì ngân hàng phải xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để bảo đảm vốn vay đƣợc sử dụng có hiệu quả. Giải quyết đƣợc những vấn đề trên, ngân hàng sẽ phát hiện kịp thời khả năng rủi ro sẽ xảy ra nhằm có biện pháp đối phó thích hợp để giảm thiểu rủi ro TD.
Đồng thời khi kết thúc một hợp đồng tín dụng công tác kiểm tra cần thực hiện một nghiêm túc để đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế để rút kinh nghiệm.