Kết cấu và lựa chọn đĩa thụ động

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu cải tiến khoá vi sai của máy kéo MTZ 50 để làm việc có hiệu quả trên dốc ngang (Trang 50 - 52)

Bộ ly hợp khoá vi sai sử dụng loại ly hợp với 4 đĩa thụ động với tấm ma sát có hệ số ma sát cao nhằm mục đích giảm kích th−ớc và giảm khối l−ợng ly hợp.

Để giảm độ cứng, trên đĩa thụ động có xẻ các đ−ờng h−ớng tâm, các đ−ờng xẻ này chia đĩa thụ động ra làm nhiều phần, các phần này uốn về các phía khác nhau, số l−ợng đ−ờng xẻ từ 4 ữ 12 tuỳ theo đ−ờng kính của đĩa. Các đ−ờng xẻ này làm cho đĩa thụ động đỡ bị vênh khi nung nóng lúc làm việc.

Các đĩa đàn hồi tăng thêm độ êm dịu khi đóng ly hợp nh−ng đồng thời cũng kéo dài thời gian đóng ly hợp. Nh−ợc điểm của các đĩa thụ động có các phần đ−ợc uốn về các phía khác nhau mà có độ cứng nh− nhau ở tất cả các phần là khó khăn.

Để tăng độ êm dịu khi đóng ly hợp thì đĩa thụ động không bằng phẳng mà làm hình côn (góc ở đĩnh khoảng 1760). Khi đóng ly hợp thì đĩa hình côn sẽ tiếp xúc với bề mặt ma sát của đĩa ép và tang trống không tức thời mà tiến hành một cách từ từ theo quá trình ép đĩa, do đó làm tăng độ êm dịu khi đóng ly hợp vì mô men quay đ−ợc truyền một cách từ từ.

* Lựa chọn vòng ma sát

- Đảm bảo hệ số ma sát cần thiết và hệ số ma sát ít bị ảnh h−ởng khi có thay đổi nhiệt độ, tốc độ tr−ợt và áp suất trên bề mặt;

- Có khả năng chống mòn lớn ở nhiệt độ cao (500 ữ 600)0K;

-Trở lại khả năng ma sát ban đầu đ−ợc nhanh chóng sau khi bị nung nóng hoặc bị làm lạnh;

- Làm việc tốt ở nhiệt độ cao, không bị cháy xám; - Có tính chất cơ học cao (độ đàn hồi, độ bền, độ dẻo).

Nguyên liệu hiện nay th−ờng dùng làm vòng ma sát là phêrađô, phêrađô đồng và trong một số tr−ờng hợp là kim loại sứ, phêrađô hiện nay đ−ợc dùng rộng rãi nhất. Tấm ma sát đ−ợc chế tạo bằng phêrađô nghiền nhỏ có thấm chất dính sau đó đem đi ép, các vòng ma sát này có độ bền cơ học cao, không bị xốp.

Gần đây trên ôtô - máy kéo có sử dụng vòng ma sát bằng kim loại sứ đ−ợc chế tạo bằng cách đem ép bột kim loại d−ới áp suất cao thành các vòng ma sát. Sau đó đặt các vòng ma sát đã ép xong lên đĩa thép rồi đ−a vào lò điện.

ở đây sẽ xảy ra quá trình nung chảy vòng ma sát có bột đồng và gắn liền vòng này với đĩa thép. Vòng ma sát chế tạo bằng kim loại sứ so với vòng ma sát chế tạo bằng phêrađô sẽ có độ chống mòn tốt hệ số ma sát cao hơn, không nhạy cảm với sự tăng nhiệt độ, áp suất cho phép trên bề mặt ma sát cao hơn và độ dẫn nhiệt cao hơn.

Trong điều kiện làm việc bình th−ờng thì vòng ma sát chế tạo bằng phêrađô đảm bảo khả năng làm việc tốt và giá thành rẻ.

Các tấm ma sát chế tạo bằng phêrađô đ−ợc gắn với đĩa thép bằng cách dán hoặc đinh tán. Ph−ơng pháp dán ít đ−ợc dùng bởi vì chất kết dính đặc biệt dùng để dính tấm ma sát vào đĩa sẽ dính rất chặt và khi tấm ma sát bị mòn thì không thể thay tấm ma sát khác đ−ợc. Trong tr−ờng hợp này th−ờng phải thay toàn bộ đĩa thụ động.

Ph−ơng pháp gắn bằng đinh tán đ−ợc dùng nhiều, đinh tán đ−ợc làm bằng đồng đỏ, đồng thau mềm hoặc nhôm với đ−ờng kính từ 3 ữ 5 mm theo nhiều hình dạng khác nhau.

Tuỳ theo đ−ờng kính và chiều rộng của đĩa mà các đinh tán có thể xếp theo 2 hoặc 3 hàng. Khi gắn các tấm ma sát thì đầu các đinh tán phải thụt xuống khỏi bề mặt tấm ma sát khoảng 1 ữ 2 mm để tránh sự cọ sát các đinh vào đĩa ép hay bề mặt tang trống khi đĩa ma sát bị mòn.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu cải tiến khoá vi sai của máy kéo MTZ 50 để làm việc có hiệu quả trên dốc ngang (Trang 50 - 52)