Cơ sở khoa học của chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng bằng ph−ơng pháp

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu lượng phân bón cho cây vải ở thời kỳ đầu kinh doanh trên đất xám feralit đông triều quảng ninh (Trang 25 - 26)

pháp phân tích lá

Sự cung cấp chất dinh d−ỡng cho cây trồng thiếu hay đủ biểu hiện ở sinh tr−ởng và phát triển của cây. Nhìn ngoại hình cây, chiều cao cây, đ−ờng kính thân, cành, tán lá, diện tích lá, màu sắc lá... có thể xác định sơ bộ cây đ−ợc cung cấp thiếu hay đủ về một chất dinh d−ỡng nào đó để định l−ợng bón. Tuy nhiên, ph−ơng pháp này th−ờng không phát hiện đ−ợc chính xác và kịp thời, dần dần đ−ợc thay thế bằng ph−ơng pháp chẩn đoán dựa trên phân tích mô cây. Ph−ơng pháp chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng qua lá ngày càng đ−ợc ứng dụng rộng rãi, do −u điểm tiện lợi, nhanh chóng và loại bỏ nhiều điều kiện bất lợi khi sử dụng các ph−ơng pháp khác, đặc biệt với các loại cây lâu năm [3].

Ph−ơng pháp này có thể dùng để chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng đối với các yếu tố đa l−ợng và cả các yếu tố vi l−ợng.

Từ hàm l−ợng tổng số, hàm l−ợng chất dinh d−ỡng đ−ợc rút ra bằng một ph−ơng pháp nhất định; tỷ số giữa các chất trong cây hoặc dựa trên tỷ lệ giữa

các dạng hữu cơ hay vô cơ của chất đó; các tác giả đề ra các thang bậc xác định cây đ−ợc cung cấp đủ hay thiếu chất dinh d−ỡng và định l−ợng bón.

Nội dung nghiên cứu th−ờng tập trung vào các vấn đề d−ới đây:

1. Chỉ tiêu để xác định. Các chỉ tiêu th−ờng đ−ợc dùng: Hàm l−ợng tổng

số của chất cần bón, hàm l−ợng chất cần bón đ−ợc rút tinh bằng một cách nào đó nh− ph−ơng pháp rút bằng axit axetic 2% của Manhitxki, bằng axit pecloric và axit sunfuric theo Ginzbua, hoặc rút bằng n−ớc theo Seglova và Vunfius, v.v... cũng có khi dùng tỷ lệ giữa các dạng chất đó trong cây, tỷ lệ N, P vô cơ; N, P hữu cơ; hàm l−ợng N ở một dạng aminoaxit tiêu biểu, có khi dùng tỷ lệ giữa các chất dinh d−ỡng nh− tỷ lệ N/P, C/N, Fe/Mn v.v...

2. Mô phân tích. Chọn mô phân tích có ý nghĩa nhất định trong việc

chẩn đoán đúng. Có thể dùng rễ cây, dịch cây, lát cắt cành hay cuống lá, n−ớc ép lá hoặc toàn cây con, phân tích toàn bộ lá hoặc phân tích lá ở một tầng, một vị trí nào đấy.

3. Thời kỳ phân tích. Chọn một thời kỳ phân tích mà sự chênh lệch giữa

trị số, các chỉ tiêu phân tích phù hợp với năng suất cây trồng, cân nhắc giữa các tuổi cây, tuổi lá, vị trí cành và vị trí lá trên cây.

4. Xây dựng mức thể hiện cây đ−ợc cung cấp đủ hay thiếu một chất dinh d−ỡng nào đó, mức cần thiết để đạt năng suất cao và phẩm chất tốt [3].

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu lượng phân bón cho cây vải ở thời kỳ đầu kinh doanh trên đất xám feralit đông triều quảng ninh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)