Số liệu bảng 5.4 cho thấy:
Trên nền phân bón P, K (0,15 P2O5 và 0,50 K2O kg/cây) bón N khác nhau (công thức 1, 2, 3) ta thấy: Tỷ lệ đậu quả so với số l−ợng hoa cái tăng dần theo mức bón đạm (từ 1,68 lên 1,72%). So với mức bón của ng−ời dân (CT8) thì tỷ lệ đậu quả so với l−ợng hoa cái công thức 3 có tỷ lệ đậu quả cao hơn rõ. Từ kết quả trên cho thấy để cây ra nhiều hoa cái và đậu nhiều quả thì l−ợng N bón là 0,45kg N/cây (CT3).
Trên nền phân bón N, K (0,35 N và 0,5 K2O kg/cây) với l−ợng bón P khác nhau (các công thức 4, 2, 5) cho thấy: Tỷ lệ đậu quả so với số hoa cái thì công thức 2 có tỷ lệ đậu quả cao nhất (1,7%). Nh− vậy để cây có tỷ lệ đậu quả cao nên bón 0,15kg P2O5/cây.
Trên nền phân bón N, P (0,35 N và 0,15 P2O5 kg/cây) bón K khác nhau (công thức 6, 2, 7) cho thấy: Tỷ lệ đậu quả so với l−ợng hoa cái của công thức 2 đạt cao nhất (1,7%). Vì vậy để cho tỷ lệ đậu quả cao thì l−ợng K bón là 0,5kg K2O/cây.
Nh− vậy để cây có tỷ lệ đậu quả và số quả cao nên bón 0,45 N; 0,15 P2O5; 0,50 K2O (kg/cây), t−ơng ứng với tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:0,33:1,11.
4.4. Khả năng cung cấp chất dinh d−ỡng dễ tiêu của đất
Chất dinh d−ỡng dễ tiêu trong đất thể hiện khả năng cung cấp dinh d−ỡng của đất cho cây, vì cây trồng sử dụng các chất dinh d−ỡng ở dạng dễ tiêu. Đây là yếu tố chúng tôi rất quan tâm trong thí nghiệm này. Kết quả nghiên cứu đ−ợc trình bày ở bảng sau:
Bảng 6.4: Diễn biến hàm l−ợng N, P2O5, K2O dễ tiêu trong đất thí nghiệm (mg/100g đất)
Chỉ tiêu theo dõi Sau khi thu hoạch Bắt đầu ra hoa Hình thành quả
Nthuỷ phân 2,1 5,2 5,2
P2O5 dễ tiêu 6,0 5,3 12,1
K2O trao đổi 5,5 5,3 4,0
Số liệu đ−ợc trình bày ở bảng 6.4 cho thấy các chất dinh d−ỡng dễ tiêu trong đất thí nghiệm có sự thay đổi rõ qua các thời kỳ theo dõi. Các chất dinh d−ỡng dễ tiêu, đặc biệt là đạm thủy phân thấp nhất ở giai đoạn sau thu hoạch. Điều này chứng tỏ giai đoạn tr−ớc thu hoạch cây hút các chất dinh d−ỡng mạnh nên hàm l−ợng các chất dễ tiêu trong đất giảm rõ rệt, đồng thời cũng cho thấy nhu cầu cần bón phân cao cho cây sau thu hoạch.
ở thời kỳ bón thúc hoa, hàm l−ợng các chất dễ tiêu trong đất vẫn ở mức thấp, nh−ng hàm l−ợng đạm thủy phân đã tăng hơn thời kỳ tr−ớc nhiều, cho thấy nhu cầu bón phân cho cây vẫn còn cao và khả năng giảm bón phân đạm so với thời kỳ tr−ớc.
ở giai đoạn cây hình thành quả, hàm l−ợng lân dễ tiêu trong đất tăng mạnh, hàm l−ợng kali trao đổi thấp hơn ở giai đoạn tr−ớc. Trong khi hàm l−ợng đạm thủy phân vẫn giữ nh− giai đoạn tr−ớc. Điều này cho thấy nhu cầu tăng l−ợng phân kali, giảm l−ợng phân lân trong bón phân cho vải ở thời kỳ này.