Nghiên cứu về chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng bằng phân tích lá

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu lượng phân bón cho cây vải ở thời kỳ đầu kinh doanh trên đất xám feralit đông triều quảng ninh (Trang 26 - 31)

Phân tích lá đ−ợc xem nh− phân tích vật chỉ thị tốt nhất các mối quan hệ tổng hoà của phức hệ đất, cây, khí hậu và các nhân tố phức hợp ảnh h−ởng đến dinh d−ỡng của cây trồng. Phân tích lá cho biết l−ợng và tỷ lệ của các yếu tố dinh d−ỡng mà cây trồng hút lên từ đất; ngay cả khi đất đ−ợc bón phân đầy đủ, cây trồng cũng không thể hút đ−ợc tất cả các thức ăn cần thiết. Mặt khác, dựa vào phân tích lá có thể tìm ra đ−ợc các nguyên tố mà đất không thể cung cấp thoả mãn yêu cầu của cây, giúp đánh giá gián tiếp độ phì nhiêu thực tế của

đất. Hơn nữa, giữa điều kiện ngoại cảnh và phân bón, giữa các yếu tố phân bón có ảnh h−ởng qua lại với nhau. Trong điều kiện này hay điều kiện khác thay đổi l−ợng bón yếu tố này sẽ dẫn đến sự biến đổi l−ợng bón các yếu tố khác và khả năng hấp thụ của cây.

Vào những năm 30 - 40 của thế kỷ này, những ng−ời đặt nền móng cho ph−ơng pháp chẩn đoán dinh d−ỡng thông qua phân tích lá là Lagatu và Maume (1932 - 1934); Thomas (1937); Ulrich (1943); Chapman (1941) và Lundehard (1943 - 1945) đã có nhiều nghiên cứu và kết luận đánh giá rằng hoàn toàn có thể sử dụng ph−ơng pháp phân tích lá cây hoặc một bộ phận khác để xác nhu cầu phân bón của cây trồng. Các tác giả trên đã đề nghị chẩn đoán dinh d−ỡng hàng loạt cây trồng theo kết quả xác định hàm l−ợng N, P, K trong lá [3].

Ưu thế của việc xác định nhu cầu dinh d−ỡng bằng phân tích lá đặc biệt rõ hơn ở v−ờn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. Theo Chapman (1966), Xemennhuc (1969); Serling (1967 - 1970); Socolov (1970) thì với cây lâu năm phân tích lá cho phép đánh giá tình trạng dinh d−ỡng khoáng của cây trồng tốt hơn phân tích đất [3].

Việc áp dụng phân tích lá trong chẩn đoán dinh d−ỡng của cây chè cũng đã đ−ợc tiến hành rất có hiệu quả. Buchulatze và Datuladze bằng những thí nghiệm công phu trong nhiều năm đã đi đến kết luận là hàm l−ợng đạm, lân, kali, canxi và magie trong lá chè thay đổi rất mạnh theo vị trí của lá, giai đoạn sinh tr−ởng và thậm chí cả thời gian trong ngày [3].

ở Việt Nam, vấn đề ứng dụng phân tích lá trong chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng của cây trồng tuy không còn mới mẻ song phạm vi áp dụng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, với những kết quả nghiên cứu của Đoàn Triệu Nhạn (1982); Đoàn Triệu Nhạn; Lê Đình Sơn (1992) trên cà phê, Chu Xuân ái (1992)…cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng ph−ơng pháp chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng qua lá để sử dụng phân bón hợp lý, tiết kiệm đồng thời nâng cao năng suất và chất l−ợng nông sản, đặc biệt là với cây lâu năm khi mà n−ớc ta ch−a có đủ điều kiện để tiến hành những nghiên cứu đồng ruộng quy mô và dài hạn [3].

* Nghiên cứu phân tích lá để chỉ đạo bón phân cho cây cam của Lê Đình Sơn cho phép đ−a ra những nhận định:

1. Quan hệ giữa hàm l−ợng mùn và hàm l−ợng đạm, kali trong lá: Hàm l−ợng mùn trong đất càng cao thì hàm l−ợng kali trong lá cũng cao. Giữa chúng có t−ơng quan thuận khá chặt (P đạt 0,05 và 0,001). Hệ số t−ơng quan R đạt 0,62; 0,80 và 0,83. Ph−ơng trình t−ơng quan t−ơng ứng là:

Y = 0,563x + 3,078; Y = 1,06x - 0,368 và Y = 0,025x + 3,078.

Gần t−ơng tự nh− kali, hàm l−ợng mùn trong đất càng cao thì hàm l−ợng đạm trong lá cũng có nhiều h−ớng tăng (hệ số R đạt từ 0,230 đến 0,335).

2. Quan hệ giữa hàm l−ợng đạm trong đất và hàm l−ợng đạm trong lá: Kết quả nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả nhiệt đới Phủ Quỳ chỉ rõ: Hàm l−ợng đạm tổng số trong đất và trong lá có quan hệ t−ơng quan thuận.

3. Quan hệ giữa lân trong đất và lân trong lá: Qua điều tra các lô cam kinh doanh ở Nông tr−ờng Cờ Đỏ năm 1990 ta thấy: Hàm l−ợng lân tổng số và lân dễ tiêu đều có t−ơng quan thuận với hàm l−ợng lân trong lá. Hệ số t−ơng quan của chúng đạt R = 0,63 và 0,83. Độ tin cậy P = 0,05. Hàm t−ơng quan của chúng là Y = 0,19x + 0,151 và Y = 0,0258x - 0,0003.

4. Quan hệ giữa hàm l−ợng kali trong đất và trong lá. Hàm l−ợng kali tổng số trong đất và trong lá có t−ơng quan thuận t−ơng đối chặt. Hệ số t−ơng quan R là 0,7 đạt P = 0,05 và ph−ơng trình t−ơng quan t−ơng ứng là Y = 0,365x + 1,257 (kết quả điều tra v−ờn cam) [17].

* Những công trình nghiên cứu về phân tích lá trên cây công nghiệp, chủ yếu tập trung vào cây cà phê đã đ−ợc nghiên cứu từ năm 1961 ở trạm nghiên cứu cây nhiệt đới Tây Hiếu. Công trình đ−ợc nghiên cứu ở Viện nghiên cứu cà phê Eakamat cho cây cà phê chè và vối, đặc biệt là cây cà phê vối. Mục tiêu nghiên cứu là sử dụng kết quả của phân tích lá để chỉ đạo việc phân bón cho cây cà phê.

Mặc dù một số kết quả nghiên cứu về phân tích lá để chỉ đạo phân bón cho cây cà phê chè và cà phê vối ch−a đ−ợc hoàn thiện, song ng−ỡng dinh

d−ỡng về N. P. K cho cà phê chè và N. P. K. Ca. Mg cho cà phê vối là cơ sở b−ớc đầu cho việc chỉ đạo bón phân khoáng cho cây cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc và cho cây cà phê vối ở các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam [18].

Phân tích cây trồng để xác định nhu cầu của cây về phân bón đã đ−ợc khởi x−ớng từ rất lâu. Nhà thực vật học ng−ời Pháp De Saussure ngay từ những năm 1809 đã có ý đồ sử dụng phân tích cây để xác định nhu cầu dinh d−ỡng của nó. Sau này ph−ơng pháp trên đ−ợc Liebig (1836), Bergman (1957) phát triển. Vào những năm 1930-1940 những ng−ời đặt nền móng cho ph−ơng pháp chẩn đoán dinh d−ỡng thông qua phân tích lá là Lagatu và Maume (1932, 1934), Thomas (1937), Ulrich (1943), Chapma (1941) và Lundegard (1943) đã có nhiều nghiên cứu và kết luận đánh giá rằng hoàn toàn có thể sử dụng ph−ơng pháp phân tích lá cây hoặc một bộ phận khác để xác định nhu cầu phân bón của cây trồng.

Hội nghị th−ờng kỳ lần thứ V các n−ớc thành viên Hội đồng t−ơng trợ kinh tế dành cho vấn đề chẩn đoán thực vật đ−ợc tiến hành vào mùa thu năm 1971 đã xác định phân tích cây là một ph−ơng pháp chẩn đoán dinh d−ỡng và hiệu lực của phân bón đa l−ợng, vi l−ợng.

Chẩn đoán dinh d−ỡng thực vật bằng phân tích lá cho phép tìm hiểu tác dụng thực tế của các chất dinh d−ỡng trong cả lớp đất phân bố rễ cây, điều mà khó tính đến khi phân tích đất, đặc biệt đối với cây lâu năm. Vạch ra những nhu cầu độc đáo của các cây riêng biệt về phân bố bổ sung. Tiến hành kiểm tra động thái dinh d−ỡng của cây theo mùa vụ.

Nhiều công trình nghiên cứu về xác định nhu cầu dinh d−ỡng bằng ph−ơng pháp chẩn đoán lá đã chỉ ra rằng dinh d−ỡng khoáng của cây cần đ−ợc xác định rõ đặc tính theo hai chỉ tiêu chủ yếu: Một là, c−ờng độ hấp thu của cây với mỗi yếu tố dinh d−ỡng trong cùng một thời gian; Hai là, t−ơng quan giữa các yếu tố mà cây trồng hấp thu trong suốt thời gian sinh tr−ởng. Trong đó t−ơng quan của các chất dinh d−ỡng cây hấp thu ở mức độ nhất định có ảnh h−ởng lớn hơn nồng độ các chất hấp thu đến sinh tr−ởng, phát triển và chất l−ợng sản phẩm [1].

Theo kết quả phân tích lá giống vải Nomix− và Hoài Chi ở Quảng Đông vào thời kỳ quả non, ng−ời ta thấy hàm l−ợng các chất dinh d−ỡng nh− sau: N: 0,931 - 2,096%; P: 0,077 - 0,207%; K: 0,124 - 0,33%. Còn ở Quảng Tây tại trạm nghiên cứu vải Bắc L−u cho biết: N: 1,76 - 1,78%; P: 0,254 - 0,273%; K: 0,75 - 0,92%. Nh− vậy ở các vùng trồng vải khác nhau đã cho kết quả phân tích khác nhau. Mỗi n−ớc khác nhau thì vai trò của phân và cách bón phân cho vải khác nhau [25].

Theo Nguyễn Nh− Hà [11] để xác định l−ợng phân bón hợp lý cho từng thời kỳ trong một năm, tốt nhất là dựa vào kết quả phân tích đất và “ph−ơng pháp chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng của cây” thông qua phân tích một cơ quan nào đó của cây, mà th−ờng là lá. Tuy nhiên ph−ơng pháp này ch−a đ−ợc áp dụng phổ biến ở n−ớc ta. Khi sử dụng ph−ơng pháp này cần chú ý lựa chọn loại lá và thời gian trong quá trình sinh tr−ởng của cây để lấy mẫu cho phù hợp với từng loại cây ăn quả. Kết quả phân tích lá cây ăn quả về kali th−ờng cho đánh giá đúng về việc cung cấp kali cho cây, còn về đạm thì có tính t−ơng đối.

Bảng 10.2: Bộ phận và thời gian trong quá trình sinh tr−ởng của cây đ−ợc lấy để chẩn đoán nhu cầu dinh d−ỡng của cây ăn quả Loại cây Bộ phận của cây Thời gian lấy mẫu Lê tàu Lá phát triển hoàn chỉnh Đợt thu hoạch Chuối Các mảnh của phiến lá phát triển

hoàn chỉnh

Giai đọan cây phát triển

Xoài Lá thứ 5 của cành đang cho quả Sau thu hoạch Cam Lá phát triển hoàn chỉnh của

cành tr−ởng thành

Cây đang mang quả

Đu đủ Cuống lá tr−ởng thành trẻ nhất Thời kỳ ra hoa

Dứa Lá tr−ởng thành trẻ nhất Thời kỳ 1, 3, 6 tháng tr−ớc khi hình thành hoa Chôm Chôm Lá phát triển hoàn chỉnh Cây đang mang quả D−a hấu Lá phát triển hoàn chỉnh Giữa thời kỳ sinh tr−ởng

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu lượng phân bón cho cây vải ở thời kỳ đầu kinh doanh trên đất xám feralit đông triều quảng ninh (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)