VẬN TẢI THỊNH HƢNG.
3.3.1. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, nghành vận tải hành khách cũng có những bước tiến đáng kể như: Thị trường được mở rộng, quy mô cũng tăng lên, cùng với nó là sự gia tăng của lực lượng lao động. Mặc dù số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây nhưng sự gia tăng đó không theo kế hoạch, hay nói cách khác là công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực tại công ty chưa được làm tốt và để công tác này được nâng cao, có chất lượng, công ty cần thực hiện những biện pháp sau:
- Lập kế hoạch nguồn nhân lực: Ban lãnh đạo công ty phải cùng với bộ phận quản lý nguồn nhân lực thực hiện việc lập kế hoạch nguồn nhân lực. Việc đó cần theo một quy trình rõ ràng với ban đầu là việc phân tích môi trường xác định mục tiêu chiến lược của công ty. Trên cơ sở đó, công ty phải xác định được mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực. Mục tiêu này nhằm trả lời câu hỏi: công ty sẽ huy động nguồn nhân lực như thế nào để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Tiếp theo, bộ phận quản lý nguồn nhân lực phải phân tích được hiện trạng nguồn nhân lực về
Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hoa Lớp QT1102N
75 số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, giới tính, để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất, phẩm chất cá nhân, mức độ nhiệt tình trong công việc…Hầu như trong các năm qua, công ty chưa có hoạt động phân tích hiện trạng nguồn nhân lực một cách đầy đủ mà chỉ mới nêu ra về mặt số lượng nguồn nhân lực.
- Công tác dự báo cầu nhân lực: Dựa vào việc phân tích hiện trạng và dự định các công việc, các đề tài, dự án cần triển khai thực hiện trong năm tiếp theo để có thể đưa ra dự kiến cầu nhân lực.
- Công tác dự báo cung: Đối với công việc dự báo cung nguồn nhân lực phải dự đoán được cung từ bên trong và cung từ bên ngoài đó chính là những số người sẽ chuyển đi trong năm, số người nghỉ mất sức, số người nghỉ hưu ở các đơn vị để từ đó có kế hoạch trình lên công ty.
- Điều tiết cung cầu nhân lực: Sau khi có được số liệu dự đoán, công ty cần thực hiện các yêu cầu về cân đối giữa cung và cầu nguồn nhân lực. Khi cần giảm nhân sự cần có hình thức như cho nghỉ hưu sớm đối với những nhân viên có trình độ thấp kém, nghỉ không lương… hoặc có kế hoạch nhằm thuyên chuyển, đề bạt cán bộ một cách hợp lý hoặc có kế hoạch tuyển dụng từ bên ngoài.
Ngoài ra, một bước rất cần thiết cho công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực mà công ty cần thực hiện được là bước kiểm tra và đánh giá chương trình. Mục đích của kiểm tra và đánh giá là hướng dẫn các hoạt động hoạch định nguồn nhân lực, xác định các sai lệch giữa thực hiện và kế hoạch, các nguyên nhân dẫn đến các sai lệch đó và có tính khách quan hơn biện pháp khắc phục nó.
Tóm lại, Tổng công ty cần thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực theo một chương trình với các công việc cụ thể:
Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hoa Lớp QT1102N
76 Bước 1: Dự báo cầu nhân lực: Việc đề ra và dự báo nhu cầu phải trên cơ sở phân tích hiện trạng nhân lực của công ty và các kế hoạch công tác của công ty trong năm tới.
Ví dụ: Dự báo nhu cầu công việc thanh tra các tuyến xe bus trong năm tới theo lưu đồ như sau:
[Trách nhiệm [Công việc: Thanh tra] [Phối hợp thực hiện] thực hiện]
- Nếu cần dự báo lại sẽ do phòng tổ chức nhân sự và ban thanh tra thực hiện. - Nếu Giám đốc đã duyệt và đồng ý sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá chương
trình hoạch định cùng phòng tổ chức nhân sự, sau đó đưa xuống ban kiểm
Kiểm tra đánh giá chi tiết chƣơng trình kế hoạch [Giám đốc] Duyệt chƣơng trình Tiến hành lập chƣơng trình kế hoạch nhân sự Dự báo nhu cầu
[Giám đốc] [Phòng tổ chức nhân sự] [Phòng tổ chức nhân sự] [Ban thanh tra] [Ban thanh tra] Ko ổn Dự báo lại [Phó giám đốc]
Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hoa Lớp QT1102N
77 soát nhằm đưa ra những hướng dẫn hoạt động để bổ sung hoặc giảm bớt nhân lực.
Bước 2: Dự báo cung nhân lực: Cần phải dự báo cung bên trong và bên ngoài của công ty.
Bước 3: Điều tiết cung cầu trên cơ sở 2 bước trên và thực hiện các biện pháp. Bước 4: Kiểm tra và đánh giá chương trình.
Tuy nhiên, để công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực được thực hiện tốt thì việc lập kế hoạch nguồn nhân lực phải được thực hiện một cách nghiêm túc ở tất cả các đơn vị của công ty và phải có được hệ thống thông tin thông suốt trong nội bộ công ty; các đơn vị sản xuất kinh doanh phải có báo cáo về tình hình nguồn nhân lực của đơn vị mình thường xuyên cho bộ phận quản lý nguồn nhân lực trong công ty. Có như vậy kế hoạch hoá nguồn nhân lực mới thực sự đem lại hiệu quả.