Ông Nguyễn Phan Long Một chính nhân liêm khiết

Một phần của tài liệu Tử vi nghiệm lý cụ thiên lương (Trang 66 - 68)

Một chính nhân liêm khiết

Năm 1936 là năm quốc dân hiểu rõ ông Nguyễn Phân Long là người thế nào hơn bao giờ hết . Ông là 1 người ôn hòa nên cái lòng yêu nước của ông nó cũng trầm tĩnh không có quá khích bạo động nên người đời dễ nghi ngờ lầm lẫn về ông . Hồi ấy có phong trào Đông Dương Đại Hội để người dân thuộc địa có dịp trình bày các nỗi cơ cực của mình lên chánh phủ bình dân Pháp . Ông Nguyễn Phan Long hợp tác với nhóm ông Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu là linh hồn của phong trào không nài gian nguy tranh đấu, tạo được một tiếng vang đồng bào thức tỉnh hiểu ông nên uy tín ông tăng lên rất nhiều từ đó.

Ông tuổi Kỷ Sửu (1889) sanh ngày 24 tháng 5 giờ Dần .

Người tuổi Kỷ Sửu, Âm Nam, Hỏa mệnh đóng ở cung Thìn là tất cả trái số (Tuổi Kỷ kể như không Lộc Tồn, Tỵ Dậu Sửu đóng ở Thân Tí Thìn là sinh xuất, người Âm, mệnh Hỏa đóng Dương thổ cung, nghịch tất cả Âm Dương ngũ hành), ngay cả bộ chính tinh cũng ở trong nghịch cảnh nốt. Phải nói người này phải có một âm đức và phải có một uẩn khúc gì vay trả của kiếp luân hồi nên mới sống được với đời . Trường hợp này với Thiên Đồng thủ mệnh, theo cụ Ba La, cụ cho là vô chính diệu hẳn là cách phi bần tắc yểu.

Thiên Đồng tuy là khắc mệnh nhưng được trung tinh đắc cách bộc lộ cả tư cách một văn nhân có tài hơn người và đặc biệt là liêm khiết cần kiệm (Thiên Đồng, Tả Phụ, Khoa, Khôi, Việt, Xương).

Cũng Thiên Đồng này làm cho người ta dễ hiểu lầm ông đeo tiếng thị phi là người của tư bản đảng Lập Hiến thân chính quyền thực dân và thân thế của ông cũng phải trôi nổi mới hay, có nghĩa là ông chánh-quản người miền Nam mà sanh trưởng tại miền Bắc đến khi thành danh mới trở về Nam.

Cái vị trí Mệnh này là cái vị trí của người nhẹ dạ dễ tin đưa ông đến chỗ nhiều lúc như bị lợi dụng, mà phần chắc là ông không thể lợi dụng được ai để mình thụ hưởng lợi lộc gì. Bao nhiêu đó là phần số của Thiên Đồng hãm (Thìn) luôn cả vị trí phối hợp với nhau (Thiếu Âm) . Nêu không nghèo thì phải đi đến con đường yểu.

Có lẽ vì bị một lầm hai lỡ nên ông sống một cuộc đời khắc khổ tự kiềm chế, tin tưởng ở Thần quyền, đạo đức, đó là phần Thân của ông (Long Đức). Nhưng Cơ -Âm lại bị Triệt khiến ông thành một tín đồ của đạo giáo (cả vị trí Thân lẫn sao).

Nhìn vào cả vị trí Mệnh lẫn Thân chỉ thấy toàn là cái gì bạc bẽo bất hạnh của người có tài, bị đặt ra đời hứng chịu mọi sự thiệt thòi, chỉ còn một con đường thoát trông cậy vào Thiên Lương ở Tí (cung sinh sao, sao sinh mệnh) được bộ trung tinh phò trợ đưa lên là một văn nhân có thực tài dĩ nhiên là quý hiển.

Nhận định theo bản số lập thành thấy giai đoạn 43-52 cái thế Thiên Lương sáng tỏ rõ ràng trong tam hợp mệnh (chứ không phải tam hợp tuổi) cái lòng trinh bạch của một văn nhân đa tài xuất chúng (Tả Phù, Khoa, Xương, Khôi, Việt). Nhưng giai đoạn này chỉ đem thân phục vụ cho đời mà thù lao không tương xứng (sinh-xuất). Nghịch cảnh nó vẫn bám sát ngay ở thời gian 33- 42 ở cung Sửu gặp bộ Sát Phá Tham hãm địa còn thêm một bầy sát tinh cung hãm (Không, Kiếp, hỏa, Kình, Hình). Đáng lý ra người Tỵ Dậu Sửu khi vận hành gặp tam hợp Thái Tuế là phải có gì cho mình hãnh diện với đời (ở đây gặp ngay Thái Tuế) .

Ông Nguyễn Phan Long chỉ thỏa cái mộng ước của ông là đào tạo mầm non mở trường dạy học và làm báo . Ông đều đạt tới đích với trường trung học Nguyễn Phan Long và tờ báo Echo Annamite thay đổi hẳn lập trường từ thế thân chánh quyền hồi ông Võ Văn Thơm làm chủ nhiệm qua tư thế đối lập ôn hòa của người dân cô thế.

Vốn Mệnh ở tình trạng Cơ Nguyệt Đồng Lương hãm, vận chuyển đến cảnh hung ám Sát Phá Tham hãm hẳn là hai thế tuyệt đối phản nghịch (100%) khác biệt tất nhiên phải có hậu quả tai hạicho kẻ yếu là Cơ Nguyệt Đồng Lương, huống chi còn một bầy sát tinh phò tá cho hung tinh, tưởng cái phản ứng tai hại không biết thế nào mà đo lường (xin nhận kỹ Thất Sát có Hình, Phá quân có Kình, Không, Kiếp, Tham Lang có Hỏa đều hãm địa hết). Ấy thế mà Thái Tuế, Long Phượng Hổ Cái thêm Quyền Lộc cũng đủ tư thế làm lệch đòn cân kéo phần thắng lợi cho đương số đạt được mục đích ước muốn, để rồi ông lấy đà sẵn trớn nhảy vào nghị trường sau này với những hành động can thiệp cương quyết đáng khích lệ hoan hô như hai vụ của nhóm tư bản Pháp muốn độc quyền thương cảng Sài Gòn về vận tải và khai thác độc quyền sản phẩm nước mắm cá bạc là hai việc có hại cho quyền lợi người lao động và lương thiện thấp cổ bé miệng. Ông đều phất cờ thắng trận .

Sau này ông được mời tham gia chánh phủ Bảo Đại với chức vụ Ngoại Trưởng (1949) và Thủ Tướng Chính Phủ (1950) . Cả hai chức vụ cũng chỉ có mấy tháng rồi từ chức vì ông biết không tìm thấy đường thuận lợi cho tổ quốc, mình chỉ là bù nhìn bị lợi dụng thì tốt hơn rút lui không làm. Đấy là thời gian khắc xuất, Phủ Tướng Sinh Vượng, Thai-Tọa cũng không thuận lợi

đối với mạng sống mặc dầu ông sẵn có thiện chí có Thiên Mã đồng hành, nhưng ông là người hành Hỏa vị trí không cởi mở cho Mã này dễ dàng thành công (Mã ở Hợi phải là người mạng Thủy).

Mười năm cuối cùng đời ông ở cung Tuất có Cự Môn hội với Suy, Tướng, Ấn, Hông, Đào, giai đoạn này theo một số người cho biết ông được cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trọng đãi như một vị cố vấn tối cao, mỗi khi có việc gì đích thân Tổng thống lui tới, rồi ông qua đời năm 1960 hưởng thọ 71 tuổi.

Ông Nguyễn Phan Long cùng như ông Trần Trọng Kim là hai nhân vật đứng lên lập nội các chính phủ đều ở tuổi ngoài 60 và cũng chỉ trong vòng mấy tháng . Lệ Thần tiên sinh ở trong nghịch thời gian Thân (thực hành) ở vị trí bất mãn, còn Nguyễn Quân hoàn toàn trong nghịch số từ tuổi Kỷ Hỏa Mệnh đóng Thổ cung có Thiên Đồng, Thanh Long thủ mệnh, rồi đến Cơ, Âm (Thân) bị Triệt, trông cậy một Thiên Lương ở Tí với bộ Khôi, Việt, Xương, Tả Phù thành một nhân si đa tài đủ tư cách một quý nhân liêm chính. Cái thiệt thòi nhất là cả hai vị trí Mệnh (Thiếu Âm), Thân (Long Đức) cho đến vận hành kể là hợp tuổi nhất (Sửu) cũng ở thế hắc ám hung sát tinh, mà rồi giai đoạn chót Cự Môn Suy tuy đắc cách, sau khi hai tay buông xuôi cũng còn thị phi về Tướng, Ấn, Thiên Không, Kiếp Sát, Hóa Kỵ, một nghi vấn bí mật bao phủ cái chết.

Xin để lịch sử sau này phê phán .

Một phần của tài liệu Tử vi nghiệm lý cụ thiên lương (Trang 66 - 68)