A. Mục tiêu bài học
- Hiểu một số quy ước trong soạn thảo văn bản.
- Làm quen và bước đầu nhớ một trong hai cách gõ văn bản.
B. Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp
- Phương tiện: Bảng, máy tính, phông chiếu, máy chiếu
C. Tiến trình giờ dạy
I. Ổn định lớp II. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy cho biết cách định dạng ký tự gồm những yếu tố nào? III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Đvđ
Khi soạn thảo văn bản trên máy tính có nhiều đơn vị xử lý giống so cới chúng ta soạn thảo trên giấy thông thường, nhưng cùng có nhiều đơn vị xử lý khác.
GV: Vừa viết bảng và vừa chỉ trên máy hoặc có thể in lớn để cho học sinh rõ: Rõ từng thành phần, từng từ, từng cấu trúc của câu.
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Đưa ra các quy ước
HS: Chú ý lắng nghe và lấy ví dụ minh hoạ
GV: ĐVĐ
Hiện nay đã có một số phần mềm xử lý được các chữ như: chữ Việt (quốc ngữ), chữ Nôm, chữ Thái,....Để xử lý chữ Việt trên máy tính cần phân biệt một số công việc chính.
GV: Một số chương trình hỗ trợ gõ chữ Việt phổ
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản.
a. Các đơn vị xử lý trong văn bản
- Ký tự (Character): Là đơn vị nhỏ nhất tạo thành văn bản. văn bản.
ví dụ: a, b, c, 1, 2, 3, +, -, *....
- Từ (Word): Một hoặc một vài ký tự ghép với nhau thành một từ. Các từ được cách nhau bởi dấu cách (Space) hoặc dấu ngắt câu.
- Tập hợp nhiều từ kết thúc bằng một trong các dấu kết thúc câu gọi là câu
ví dụ: Dấu chấm (.), dấu (?), dấu chấm than (!) - Dòng văn bản (Line): Tập hợp các ký tự nằm trên cùng một hàng
- Đoạn văn bản (Paragraph): Nhiều câu liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản. Các đoạn văn được phân cách bởi dấu ngắt đoạn (hay còn gọi là xuống dòng bằng phím enter).
b. Một số quy ước khi gõ văn bản.
- Các dấu ngắt câu như: (.), (,), (:), (;), (!), (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách nếu sau nó vẫn còn nội dung.
- Giữa các từ chỉ dùng một ký tự trống để phân cách. Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần ấn phím Enter.
- Các dấu mở ngoặc (gồm "(", "[", "{", "<") và các dấu mở nháy (gồm ' , ") phải được đặt sát vào bên trái ký tự đầu tiên của từ tiếp theo, tương tự với dấu đóng ngoặc ( gồm ")", "]", "}", ">) và dấu nháy (gồm ', ") phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước nó.
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản
biến hiện nay: Vietkey, Vietspell, Unikey...
GV: ĐVĐ
Để hiển thị và in chữ Việt, chúng ta cần có các bộ phông chữ Việt tương ứng với từng bộ mã. Có nhiều bộ phông với nhiều bộ chữ khác nhau.
Xử lý chữ Việt trong môi trường máy tính bao gồm: - Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.
- Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt.
b. Gõ chữ Việt
Có hai kiểu chữ Việt phổ biến hiện nay - Kiểu Telex
- Kiểu VNI
Hai kiểu gõ được trình bày SGK trang97
c. Bộ mã chữ Việt
+) Bộ mã chữ Việt dựa trên bộ mã ASCII - TCVN3 (hay ABC)
- VNI
+) Bộ mã chung cho các ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới : Unicode
d. Bộ Phông chữ Việt