Các chỉ số phân tích hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 63 - 66)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

4.2.2.3Các chỉ số phân tích hiệu quả tín dụng

Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM. Việc phân tích hiệu quả tín dụng là nội dung quan trọng, không thể thiếu trong phân tích hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng. Nhờđó, ngân hàng có thể xác

định được những rủi ro để từđó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế

rủi ro và góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại SCB An Giang tăng mạnh qua 3 năm 2006-2008, đặc biệt là năm 2007. Tuy nhiên, nếu chất lượng tín dụng không tốt thì nó sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó, đểđảm bảo hiệu quả hoạt động thì việc đánh giá hiệu quả tín dụng tại SCB An Giang là vô cùng quan trọng.

H s thu hi n

Chỉ số này phản ảnh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, chỉ số này cho biết ngân hàng đã thu bao nhiêu tiền từ

một đồng doanh số cho vay. Dựa vào bảng 05 ta thấy, hệ số thu nợ có xu hướng tăng cao qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này lại chiếm tỷ trọng khá thấp trong năm 2006 và 2007. Năm 2006, cứ 100 đồng cho vay thì ngân hàng thu lại được 20,6 đồng, con số này tiếp tực tăng trong năm 2007 đạt 43.2%. Nguyên nhân là do, năm 2006, đa phần các hợp đồng vay đều được thực hiện vào khoảng cuối năm 2006 do đó doanh số cho vay tăng mạnh hơn so với doanh số thu nợ. Kết quả là hệ số thu nợ chiếm tỷ trọng khá thấp. Còn năm 2007, do các khoản vay trung và dài hạn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay nên hệ số thu nợ chiếm tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, đến năm 2008 hệ số thu nợ

tăng rất mạnh, đạt 103,3%. Điều này cho thấy, công tác thu nợ tại SCB An Giang khá hiệu quả, một phần là do trình độ của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm

định hồ sơ vay cũng như theo dõi khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợđúng hạn. Tóm lại, khả năng thu hồi nợ tại SCB An Giang thay đổi theo chiều hướng tốt qua 3 năm 2006-2008.

N quá hn/Dư n cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, ngân hàng có tỷ lệ này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao. Trong suốt 3 năm 2006-2008, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng nó luôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2006, tỷ lện nợ quá hạn

trên tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng 0%, rất tốt. Năm 2007 tỷ lệ này có xu hướng tăng lên, chiếm 0,5%. Sang năm 2008, tỷ lệ này lại tiếp tục tăng, đạt 1,1%, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức cho phép của NHNN (5%). Điều này

đã phản ảnh chất lượng hoạt động tín dụng tại SCB An Giang. Đạt được kết quả

này là do Ngân hàng đã đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tỷ lệ nợ

quá hạn. Ngoài ra, SCB An Giang còn thực hiện hình thức phân loại nợ theo quy

định của NHNN trong việc quản lý dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, Ngân hàng nên có những chính sách hợp lý để hạn chế tốc độ tăng này bởi vì nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định sự thành, bại của ngân hàng.

Dư n cho vay/Vn huy động

Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, còn ngược lại thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Chỉ tiêu này tăng mạnh trong năm 2007 nhưng lại sụt giảm vào năm 2008. Năm 2006, dư nợ trên vốn huy động đạt 111,2% tức là 100 đơn vị vốn huy động tạo ra 111,2 đơn vị dư nợ. Năm 2007, do dư nợ tăng nhanh hơn so với vốn huy động nên chỉ tiêu này tăng rất cao, 314,9% cho thấy 100 đơn vị vốn huy động tạo ra 314,9 đơn vị dư nợ. Sang năm 2008, tỷ

lệ này có xu hướng giảm nhưng vẫn ở nức cao, 203,6%. Điều này đã thể hiện, SCB An Giang đã sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn vốn huy động được. Tuy nhiên, công tác huy động vốn tại SCB còn rất yếu, Ngân hàng cần có những chính sách hợp lý để góp phần nâng cao nguồn vốn này.

Dư n/Tng tài sn

Nhìn chung, chỉ tiêu này tăng khá mạnh qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, chỉ tiêu này đạt 76,9% , tức trong 100 đơn vị tài sản có 76,9 đơn vị là dư nợ cho vay. Sang năm 2007, do tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên chỉ tiêu này tăng lên khá mạnh đạt 94,2% tức là trong 100 đơn vị tài sản có 94,2 đơn vị dư nợ. Tuy nhiên, trong năm 2008, dư nợ trên tổng tài sản lại giảm nhẹ, đạt 92,1%. Ta thấy, chỉ tiêu này qua 3 năm tại SCB An Giang rất cao.

Điều này đã khẳng định sự hợp lý trong sử dụng vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, khi đó rủi ro trong hoạt động của ngân hàng sẽ rất cao Ngân hàng cũng cần có kế

hoạch huy động vốn cho phù hợp, cho vay đúng đối tượng , cần kiểm tra giám sát chặt chẽ các khách hàng đi vay để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang

GVHD: Th.S Ha Thanh Xuân 53 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà

(Ngun: Phòng kế toán SCB An Giang)

Bng 05 : CÁC CH TIÊU PHÂN TÍCH HIU QU HOT ĐỘNG TÍN DNG TI SCB AN GIANG

Tc độ tăng trưởng(%)

Ch tiêu ĐVT 2006 2007 2008

2007/2006 2008/2007 1.Dư n cho vay Triệu đồng 24.236,1 330.065,6 301.644,6 1.261,9 -8.6

2.N quá hn Triệu đồng 0 1.772,2 3.395,2 - 91.6

3.Vn huy động Triệu đồng 21.791,2 104.807,2 148.185,9 381,0 41.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Doanh s cho vay Triệu đồng 30.523,3 533.456,2 535.676,5 1.647,7 0.4

5.Doanh s thu nợ Triệu đồng 6.287,2 230.379,9 553.399,4 3.564,3 140.2

6.Tng tài sn Triệu đồng 31.500,0 350.236,6 327.400,3 1.011,9 -6.5

H s thu n % 20,6 43,2 103,3 109,7 139.2

N quá hn/Dư n cho vay % 0 0,5 1,1 - 109.6

Dư n cho vay/Vn huy động % 111,2 314,9 203,6 183,1 -35.4

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 63 - 66)