Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Thương

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 38 - 42)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

4.1.1. Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Thương

mại cổ phần chi nhánh An Giang

Cơ cấu nguồn vốn của các NHTM thường gồm: vốn huy động, vốn điều chuyển, vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, và vốn khác. Tuy nhiên, SCB An Giang là chi nhánh của một NHTMCP nên không có vốn điều lệ, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động, vốn điều chuyển và một phần nhỏ vốn và các quỹ. Bất cứ một Ngân hàng nào muốn phát triển bền vững cũng cần phải có một cơ cấu vốn hợp lý và thật sự phù hợp với với phương châm, định hướng phát triển của chính ngân hàng đó. Tất nhiên là, Ngân hàng nào cũng mong muốn nguồn vốn chủ yếu của mình là vốn huy động và SCB An Giang cũng không ngoại lệ.

Qua bảng 01, ta thấy nguồn vốn tại SCB An Giang tăng rất cao qua 3 năm 2006-2008. Bắt đầu hoạt động từ tháng 06 năm 2006 nên nguồn vốn của SCB tại thời điểm này khá thấp, chỉ 31.500 triệu đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn này đã tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2007, đạt 350.236,6 triệu đồng tăng 318.736,6 triệu

Bảng 01: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SCB AN GIANG QUA 3 NĂM 2006-2008

Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1.Nguồn VHĐ 21.791,1 104.807,2 148.186 83.016,1 381 43.378,8 41 2.Vốn điều chuyển 9.681,6 243.193,4 173.584,6 233.511,8 2.412 -69.608,8 -29 3.Vốn và các quỹ 27,3 2.236 5.629,7 2.208,7 8.090 3.393,7 152 Tổng nguồn vốn 31.500 350.236,6 327.400,3 318.736,6 1.012 -22.836,3 -7

đồng so với năm 2006 về tuyệt đối còn về mặt tương đối tăng 1.012%. Điều này

đã đánh dấu sự trưởng thành của SCB An Giang sau hơn một năm hoạt động, SCB An Giang đã có vị trí vững chắc trong lòng khách hàng tại An Giang nói chung và tại thành phố Long Xuyên nói riêng. Đánh dấu một năm 2008 đầy biến

động, SCB An Giang vẫn phát triển khá ổn định, trong đó nguồn vốn chỉ giảm nhẹ khoảng 7% so với năm 2007. Điều này đã nói lên, hiệu quả trong hoạt động cũng nhưđiều hành tại ngân hàng.

Nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động tại NHTMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang có tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2006, vốn huy động đạt khá thấp khoảng 21.791,1 triệu đồng. Nguyên nhân là do Ngân hàng mới thành lập khách hàng chưa biết nhiều đến SCB. Do vây, họ chưa tin tưởng và gởi tiền vào SCB An Giang. Thêm vào đó, An Giang là thị trường hoạt động lâu năm của nhiều Ngân hàng lớn như Agribank, Á Châu, Sacombank, Công Thương,…Các Ngân hàng này có nhiều kinh nghiệm trên thị trường này, mặc khác họ có một khối lượng lớn khách hàng thân thiết và rất khó chia sẻ. Nhận thức được khó khăn này, SCB An Giang đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tập trung tìm hiểu rõ nhu cầu của từng loại khách hàng khác nhau để từ đó có những chương trình, chính sách giành riêng cho từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SCB An Giang nhận thấy chất lượng phục vụ chiếm vai trò rất quan trọng trong viêc giữ khách hàng cũ và thu hút nhiều khách hàng mới. Chính vì thế, mục tiêu hàng đầu và phải thực hiện ngay là nâng cao chất lượng phục vụ. SCB An Giang đã cử nhiều cán bộ tham gia các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ, tìm hiểu tâm lý khách hàng để

từng bước nâng cao chất lượng phục vụ góp phần thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, vốn huy động trong năm 2007 đã tăng lên đáng kểđạt 104.807,2 triệu đồng, tăng 83.016,1 triệu đồng so với năm 2006, tức là tăng 381% về tương đối. Mặc dù, có những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ trong năm 2008 nhưng tình hình huy

động vốn của SCB An Giang vẫn tăng ổn định, tăng hơn 43.378,8 triệu đồng so với năm 2007 về tuyệt đối, tức là tăng 41% về tương đối. Nguyên nhân là do, SCB đã có những chính sách hợp lý trong việc huy động vốn. Ngoài việc, duy trì lãi suất cạnh tranh SCB còn luôn có những sản phẩm và chương trình khuyến

mãi nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho khách hàng. Đặc biệt là sản phẩm tiền gửi “Lạm phát vẫn có lãi” chưa từng có tại Việt Nam, với cam kết đảm bảo Khách hàng có mức lãi suất tiết kiệm luôn cao hơn mức lạm phát trong mọi tình huống. Chính vì thế, SCB An Giang đã thu hút rất nhiều đối tượng khách hàng

đến gửi tiền.

Vốn điều chuyển

Nguồn vốn điều chuyển của SCB An Giang tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2006, vốn điều chuyển đạt 9.681,6 triệu đồng và trong năm 2007 vốn điều chuyển tăng lên với số lượng rất lớn tăng hơn 233.511,8 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 2.412%. Điều này cho thấy, nguồn vốn huy động tại Ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng. Nguyên nhân là do chi nhánh mới thành lập, thị phần trên địa bàn chiếm số lượng nhỏ, nguồn vốn huy động chưa nhiều nên Hội Sở phải chuyển xuống để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên, điều này cũng nói lên khả năng huy động vốn tại chỗ

của chi nhánh còn nhiều hạn chế, mặc dù nó đã tăng đáng kể so với 2006, 381%. Vốn điều chuyển trong năm 2008 đạt 173.584,6 triệu đồng, giảm 29% so với năm 2007. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động sẵn có đáp ứng cho nhu cầu đi vay tăng lên. Ta thấy, trong năm 2008 tình hình kinh tế rất biến động và rất trì trệ,

ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như nguời dân. Do đó, nhu cầu đi vay của các doanh nghiệp giảm rất nhiều đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài ra, những tháng đầu năm 2008, do ảnh hưởng của tình hình lạm phát nên lãi suất cho vay tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nhu cầu đi vay giảm khá nhiều trong năm 2008.

Vốn và các quỹ

Vốn và các quỹ tại SCB An Giang chủ yếu hình thành từ lợi nhuận trước thuế. Ta thấy, vốn và quỹ của SCB An Giang tăng mạnh qua các năm. vốn và các quỹ trong năm 2006 chiếm rất thấp 27.3 triệu đồng. Nguyên nhân là do chi nhánh mới thành lập thị phần ít, doanh số cho vay thấp trong khi đó chi phí cho các hoạt

động tại chi nhánh lại rất cao. Từđó mà dẫn đến lợi nhuận đạt được rất thấp. Vốn và các quỹ trong năm 2007 tăng lên 8.090% so với năm 2006, tức tăng 2.208,7 triệu đồng về tuyệt đối. Điều này đã nói lên hoạt động của Chi nhánh đã đi vào

trước. Nguồn vốn này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008, đạt hơn 5.629,7 triệu

đồng, tăng 152% so với năm 2007. Nguyên nhân là do SCB An Giang đang từng bước phát triển và dần hoàn thiện mình trên thị trường. SCB An Giang đã chiếm

được lòng tin của khách hàng nhờ hiệu quả hoạt động quả trị, chất lượng phục vụ

và luôn là người bạn đồng hành của khách hàng ngay cả những hoàn cảnh khó khăn nhất. 21,791.10 9,681.60 27.30 104,807.20 243,193.40 2,236.00 148,186.00 173,584.60 5,629.70 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% % 2006 2007 2008 Năm 1.Ngun VHĐ 2. Vn điu chuyn 3.Vn và các qu

Hình 01: CƠ CẤU NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2006-2008

Dựa vào hình 01, ta thấy trong năm 2006 nguồn vốn huy động tại SCB An Giang chiếm hơn 69%, trong khi đó vốn điều chuyển khoảng 30,7%, còn vốn và các quỹ chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp, 0.09% so với tổng nguồn vốn. Tỷ số này là khá hợp lý vì bất cứ một ngân hàng nào cũng điều mong muốn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, xét về mặt giá trị thì, vốn huy động trong năm 2006 chỉ gần 21,8 tỷ, rất thấp. Ngoài ra, vốn và các quỹ của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp, Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng của vốn và các quỹ bởi vì nguồn vốn này chủ yếu hình thành từ lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên Ngân hàng hoạt động trên địa bàn An Giang nên hoạt động có lãi là một điều rất

đáng khích lệ. Nhận thức được điều này, Ngân hàng đã nhiều chương trình khuyến mãi, và sử dụng các chính sách Marketing hữu hiệu để khách hàng biết

đến SCB An Giang và tin tưởng vào SCB An Giang. Kết quả là, trong năm 2007 xét về mặt giá trị thì vốn huy động, vốn điều chuyển, vốn và các quỹ tăng lên rất

đáng kể. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn không được hợp lý lắm trong đó vốn huy

động, vốn và các quỹ chỉ chiếm tỷ trọng khá thấp 29,9% và 0,6%, còn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng 69,4%, rất cao. Nguyên nhân là do trong năm 2007 tốc độ

phát triển kinh tế của Việt Nam khá cao, Long xuyên lại là một thanh phố trẻ, năng động và đang từng bước phát triển mạnh mẽđặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Do vậy, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của người dân tăng cao. Trong khi đó, vốn huy động tại chỗ lại không đáp ứng đủ vì vậy mà cần sựđiều chuyển vốn từ Hội sởđểđảm bảo hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh. Tuy nhiên,vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn thể

hiện rủi ro của ngân hàng tăng cao, đặc biệt là rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. Năm 2008, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn tăng lên, chiếm hơn 45,2%.

Điều này đã thể hiện hiệu quả trong việc huy động vốn và cân đối giữa vốn huy

động và cho vay tại Ngân hàng. Vốn điều chuyển cũng vẫn chiếm khá cao khoảng 53% so với tổng nguồn vốn. Vốn và các quỹ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng so với tổng nguồn vốn, chiếm hơn 1.7% năm 2008. Điều này đã thể hiện, hiệu quả hoạt động tại ngân hàng ngày càng tăng, lợi nhuận tăng liên tục sau 3 năm hoạt động.

Nhìn chung, qua cơ cấu nguồn vốn của NHTM cổ phần Sài Gòn, ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ là Chi nhánh đang trên đà phát triển và ổn định. Chi nhánh

đã có những chính sách huy động vốn tích cực góp phần làm cho tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng rất cao so với năm đầu tiên hoạt động, giúp cho hoạt động tín

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)