Phân tích cơ cấu chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 78 - 81)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

4.4.1.2. Phân tích cơ cấu chi phí

Để cạnh tranh cùng các đối thủ, ngoài việc đa dạng hóa các hình thức cho vay, cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng, thu hút khách hàng đến với Chi nhánh để nâng cao thu nhập. Ngân hàng còn phải có những biện pháp để tiết

kiệm chi phí đặc biệt là những chi phí không hợp lý. Theo bảng 08 , ta thấy cơ

cấu chi phí tại NHTM cổ phần Sài Gòn qua 3 năm như sau:

Chi tr lãi

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tỷ trọng của các khoản chi tại SCB An Giang. Tỷ trọng tăng mạnh qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ

trọng khoản mục này chỉ chiếm 18,3% trên tổng chi phí. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ trọng này đã lên rất khá chiếm 38,4%, sau đó tiếp tục tăng mạnh và đạt 86,9% năm 2008. Về mặt giá trị thì chi phí lãi cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, chi phí lãi đạt 4.485,9 triệu đồng, tăng 4.391 triệu đồng so với năm 2006 tức tăng lên khoảng 4.647%. Năm 2008 lại là một năm tiếp tục tăng cao của chi phí lãi, theo đó, chi phí lãi tăng lên 1.105% so với năm 2007 tức tăng lên 49.562,3 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2007, nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của người dân tăng cao, nên để đáp ứng nhu cầu nay, Ngân hàng

đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn và tăng lãi suất, tiết kiệm dự thưởng nhằm huy động được nhiều nguồn vốn tại chỗ và sử dụng thêm vốn điều chuyển từ Hội Sở nên làm cho các khoản chi trả lãi tiền gửi vốn tăng cao. Ngoài ra, vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình lạm phát tại nước ta khá nghiêm trọng, kéo theo lãi suất huy động liên tục tăng. Kết quả là, chi phí lãi trong năm 2007, 2008 tăng lên rất mạnh.

Chi phí ngoài lãi

Trái ngược với chi phí lãi, tỷ trọng chi phí ngoài lãi có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng chi phí này tăng cao, 81,7%. Nguyên nhân là do Chi nhánh mới thành lập nên nhu cầu chi tiêu là rất lớn đặt biệt là chi hoạt

động như xây dựng cơ sở hạ tầng, mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ,…Các năm sau đó, do tình hình hoạt động đã đi vào ổn định nên tỷ trọng khoản mục này giảm xuống, 61,6% năm 2007 và 13,1% năm 2008. Tuy vậy, nhưng xét về

mặt giá trị thì chi ngoài lãi tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, chi ngoài lãi đạt 7.181,6 triệu đồng, tăng 6.760,4 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 1.605% về tương đối. Sang năm 2008, khoảng mục này tiếp tục tăng 14% so với năm 2007, tức tăng khoảng 976,9 triệu đồng.

Chi từ hoạt động dịch vụ qua 3 năm 2006-2008 tăng mạnh về mặt giá trị

triệu đồng, tăng 242,3 triệu đồng so với năm 2006 về mặt tuyệt đối còn về mặt tương đối tăng 426%. Năm 2008, chi từ hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng nhưng không cao, tăng 5% so với năm 2007 tức tăng 14 triệu đồng. Tuy nhiên, xét về

mặt tỷ trọng thì khoảng mục này giảm mạnh qua các năm. Năm 2006, chi từ hoạt

động dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao, 11% nhưng nó lại giảm mạnh trong các năm 2007, 2,6% và đến năm 2008 tỷ trọng của khoản mục này chỉ còn 0,5% trên tổng chi phí.

Chi hoạt động bao gồm các khoản chi nhân viên, chi về tài sản, chi hoạt

động quản lý công cụ dụng cụ, chi dự phòng, chi nộp thuế, phí ,lệ phí, chi nộp bảo hiểm an toàn tiền gửi. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi ngoài lãi. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản mục này cũng có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm. Năm 2006, tỷ trọng khoản mục này chiếm rất cao trong tổng chi phí, 70.7%. Các năm sau đó tỷ trọng khoản mục này giảm xuống rất nhanh đạt 58,98% vào năm 2007 và 12,4% vào năm 2008. Điều này đã thể hiện sự hợp lý trong cơ cấu chi phí tại SCB An Giang. Xét về mặt giá trị, khoản mục này tăng rất cao trong 3 năm đặc biệt là năm 2007. Trong năm này, chi hoạt động đạt 6.880,4 triệu đồng, tăng 6.516 triệu đồng tức tăng 1.788% so với năm 2006. Trong năm 2008, khoản mục này tăng 13% so với năm 2007, tăng khoảng 869,7 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho khoản chi này tăng lên một cách đáng kể là do nhu cầu mở rộng qui mô hoạt động nên Ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch mới như Phòng giao dịch Châu đốc năm 2007 và Phòng giao dịch Mỹ Phước năm 2008. Nên Nhu cầu chi tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ,… tăng lên. Ngoài ra, Ngân hàng còn phải tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới để đáp ứng yêu cầu công việc.

Chi khác cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu chi phí đạt 0,02% trong năm 2007 và 0,2% trong năm 2008. Khoản mục này tăng rất mạnh trong năm 2008, đạt 95,3 triệu đồng tăng 93,2 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 4.438%

Măc dù các khoản chi của ngân hàng liên tục tăng lên nhưng nó luôn gắn liền với việc mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng nên không thể kết luận SCB An Giang không kiểm soát tốt chi phí. Tuy nhiên, trong năm 2008 tốc độ

tăng của thu nhập lại thấp hơn tốc độ tăng của chi phí. Do đó Ngân hàng cần có những biện pháp để kiểm soát chi phí tốt hơn trong tương lai.

Tóm lại, trong 3 năm 2006-2008 thu nhập tại SCB An Giang tăng lên rất mạnh, đặc biệt là thu nhập từ lãi. Ngoài ra, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ

cũng gia tăng về mặt giá trị điều này cho thấy hoạt động tín dụng và dịch vụ của Chi nhánh ngày càng mở rộng. Còn chi phí tại Ngân hàng tăng chủ yếu là chi trả

lãi. Nhìn chung, hiệu quả hoạt động qua 3 năm của ngân hàng khá tốt. Đó là nhờ

Ban Giám đốc có những chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với thị trường, tăng cường mở rộng hoạt động tín dụng đi đôi với việc kiểm soát chi phí.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)