- Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư phát triển:
2.4.4. Về đảm bảo an ninh-quốc phòng
Xuất phát từ điều kiện kinh tế khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa; nhận thức pháp luật còn hạn chế nên miền núi là nơi rất xung yếu để các thế lực thù địch xâm nhập, tuyên truyền, vận động chống phá nhà nước. Vì vậy, cần đẩy mạnh xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định chính trị - xã hội.
Tóm lại, những giải pháp nêu trên cần phải tiến hành đồng bộ, bằng sự nỗ
lực của toàn hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, cần phải nhận rõ giải pháp mang tính đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, đề tài xác định hai lĩnh vực cần đột phá là: Phát triển cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông) và Phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển giao thông sẽ hình thành các trục đường huyết mạch làm xương sống gắn kết các tiểu khu vực miền núi với nhau và với vùng đồng bằng; với các hành lang kinh tế khu vực sẽ tạo điều kiện lưu thông, trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền. Phát triển nguồn nhân lực sẽ tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, nâng cao dân trí, đảm bảo trình độ chuyên môn cho người dân thật sự làm chủ và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, áp dụng được các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nắm bắt thông tin thị trường để tăng gia sản xuất phát triển kinh tế và đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc, đảm bảo an ninh-quốc phòng phục vụ cho phát triển nhanh và bền vững.