Một số cơ chế, chính sách khác

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 38)

- An ninhquốc phòng

2.2.4. Một số cơ chế, chính sách khác

Trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, trong quá trình thể chế hóa chính sách đối với miền núi, tỉnh cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách sau:

Hội đồng nhân dân tỉnh cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với 6 huyện miền núi giai đoạn 2011-2015. Trong đó, cần thiết quy định các cơ chế, chính sách về: Huy động vốn đầu tư phát triển (về cơ cấu phân chia nguồn thu ngân sách; ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và nguồn vượt thu ngân sách của tỉnh để cùng với nguồn vốn từ nguồn khác đầu tư các dự án, các công trình xây dựng thiết yếu trên địa bàn các huyện miền núi); Ưu tiên kinh phí và hỗ trợ tư vấn trong xây dựng các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch dân cư, kết cấu hạ tầng và lập các dự án và chuẩn bị đầu tư về hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao - du lịch,… Quy định cơ chế về tỷ lệ vốn từ ngân sách tỉnh bố trí bổ sung đối với các Chương trình quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương và các nguồn khác để thực hiện hoàn thành và đồng bộ các chương trình, dự án.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần hoàn thiện cơ chế lồng ghép tại địa phương:

Quy chế lồng ghép đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi tỉnh theo hướng vận dụng Luật ngân sách nhà nước, các Nguyên tắc phân bổ vốn và căn cứ vào Thông tư số 199/2009/TT-BTC ngày 13/10/2009 của Bộ Tài chính quy định chung về cơ chế tài chính thực hiện lồng ghép; Thông tư liên tịch số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Tỉnh cần nghiên cứu ban hành cơ chế lồng ghép, đầu mối cơ quan quản lý cụ thể để thực hiện phù hợp trên địa bàn, đảm bảo huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong sự phối hợp thực hiện các chương trình, dự án, chính sách, khắc phục tình trạng dàn trải, phân tán như hiện nay.

Hoàn hiện các chính sách về quản lý chương trình, dự án. Quy định về phân cấp quản lý đầu tư, cơ chế đầu tư, đấu thầu, cơ chế tài chính, giám sát riêng đối với khu vực 6 huyện miền núi, phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện miền núi trong tỉnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w