Bảo đảm quốc phòng – an ninh:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 33 - 35)

Xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang. Tiếp tục triển khai nhiệm vụ xây dựng cơ sở xã, thị trấn vững mạnh toàn diện và vững mạnh về quốc phòng - an ninh

II. CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI

Kết quả nghiên cứu về các vấn đề nêu trên là cơ sở chủ yếu cho việc đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Dưới đây, xin trình bày các nhóm giải pháp chủ yếu đó.

2.1. NHÓM GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ VÙNG MIỀN NÚI ĐỒNG BỘ VÙNG MIỀN NÚI

Hoạch định ở đây được hiểu là việc tổ chức quy hoạch và xác định phương án đầu tư để đạt được mục tiêu trong tương lai. Kết quả của hoạch định là kế hoạch, một văn bản được ghi chép rõ ràng và xác định những hành động cụ thể mà một tổ chức phải thực hiện.

2.1.1. Căn cứ thực hiện

Giải pháp hoạch định đầu tư phát triển đồng bộ mà đề tài đề xuất dựa trên cơ sở phương hướng , nhiệm vụ phát triển của khu vực miền núi trong giai đoạn 2011-2015; căn cứ vào các nguồn lực của tỉnh và môi trường tác động bên ngoài, các yếu tố nội lực bên trong để tổ chức thực hiện tốt hơn việc quy hoạch và xác định phương án đầu tư phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2025; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 07/12/2006 của Tỉnh ủy về Phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2006- 2010, xây dựng Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. Nghiên cứu đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội các huyện miền núi; đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư phát triển miền núi.

2.1.2. Tổ chức quy hoạch đồng bộ, có chất lượng

Giải pháp quy hoạch đồng bộ nhằm xác định một lộ trình đầu tư để phát huy các chính sách, chương trình, dự án tại các huyện miền núi. Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp và tính liên kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tiến hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện đến năm 2020. Các ngành, các huyện, thành phố tiếp tục rà soát lại quy hoạch của ngành, huyện, thành phố để điều chỉnh cho phù hợp, nâng cao chất lượng quy hoạch, tạo niềm tin có cơ sở khoa học về chất lượng quy hoạch để quản lý nghiêm túc trong việc thực hiện quy hoạch.

Trên cơ sở quy hoạch của từng huyện miền núi, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, tỉnh tổng hợp tất cả các nhu cầu cần đầu tư của các huyện miền núi, ngành để xây dựng kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện

miền núi, xây dựng một lộ trình cần đầu tư theo từng chương trình, dự án cho từng năm và cả giai đoạn, tránh tình trạng đầu tư dàn trải và trùng lắp, thiếu tập trung. Trong quá trình tổng hợp phải có sự chọn lọc, phù hợp với nhu cầu của mỗi địa phương, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tạo ra sự minh bạch trong quá trình đầu tư của các chương trình, dự án.

Trong xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển ngành, vùng, lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp khoa học, đồng bộ từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh. Tạo sự thống nhất chung và sự hỗ trợ cho từng lĩnh vực. Để đạt hiệu quả cao, tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai lập, thẩm định quy hoạch, đảm bảo sự phù hợp và tính liên kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Cần có sự tham gia của các chuyên gia, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học, Hội đoàn thể và tranh thủ ý kiến đóng góp của người dân, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch.

2.1.3. Xác định phương án đầu tư

+ Phát triển kết cấu hạ tầng

Về Giao thông: Đồng thời với việc củng cố xây dựng trục Chân Mây - Đà Nẵng - Dung Quất liên kết Quảng Ngãi với các tỉnh ven biển Trung bộ tạo đột phá chính theo hướng phát triển kinh tế biển cần đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường trục nối miền núi của tỉnh với các trung tâm đô thị thuộc vùng đồng bằng và ven biển.

Xây dựng tuyến Đông Trường Sơn đi phía Tây các huyện miền núi, tuyến Trà Phong - Trà Ka - Bắc Trà My. Đầu tư xây dựng tuyến đường Sơn Hà - Minh Long sau 2015.

Về đường ngang: Xây dựng tuyến Dung Quất - Trà Bồng - Trà My nối với đường Hồ Chí Minh; nâng cấp giai đoạn II các tuyến đường Quảng Ngãi - Trà Bồng - Tây Trà, Quảng Ngãi - Sơn Hà - Sơn Tây.

Bảo đảm giao thông thông suốt bốn mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản.

Về Thủy lợi: Phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa hai vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau, màu, cây công nghiệp.

Hoàn thành việc xây dựng hồ chứa nước Nước Trong, hồ Làng Re, đập Nước Râng, Nước Lùng, hồ Sơn Hải, hồ Tui Dum, hồ chứa nước Vực Thành, hồ chứa nước Suối Loa, hồ chứa nước Xô Lô. Xây dựng một số công trình quy mô vừa và nhỏ phục vụ định canh định cư và xây dựng các vùng kinh tế mới như Nước Nhiên, Hồ Kép, Long Mai ở Minh Long; đập Đồng Rồng, Nước Ren, Trà Nô, hồ Nề Hà, hồ Ba Chất, hồ Suối Loa ở Ba Tơ.

Về Cấp nước: Cung cấp nước sạch cho miền núi, trước hết là giải quyết nước sạch cho các trung tâm huyện miền núi, các Trung tâm cụm xã và tới năm 2015 khoảng 60 - 65% số dân được dùng nước sinh hoạt từ các công trình xây dựng kiên cố.

Về Cấp điện: Nâng cấp thuỷ điện Cà Đú; xây dựng các thủy điện: DakRinh, Dakre, sông Liên, Pà Ê - Nước Long, Tam Rao - Tầm Linh, sông Tang, Hà Nang, Nước Trong vừa cung cấp điện cho các huyện miền núi vừa bổ

sung nguồn cấp nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cắt lũ vùng hạ lưu của tỉnh.

+ Hình thành các đô thị và hành lang kinh tế - kỹ thuật miền núi

Quy hoạch nâng cấp các thị trấn Ba Tơ, Trà Bồng, Di Lăng cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2020; hình thành các trung tâm thị trấn mới tại các huyện lỵ Minh Long, Sơn Tây, Tây Trà (đô thị loại V) và các thị tứ ở Ba Động, Ba Vì... gắn với việc hình thành các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Trên địa bàn miền núi tập trung đầu tư phát triển đô thị Sơn Hà theo hướng hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng xã hội như giáo dục - đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học mang ý nghĩa vùng để đảm nhận chức năng đô thị đầu mối giao lưu giữa các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.

Quy hoạch phát triển hệ thống hành lang kinh tế - kỹ thuật miền núi liên kết với các tuyến hành lang kinh tế Quốc lộ 1A, hành lang kinh tế ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh tạo hệ thống hành lang liên kết chặt chẽ, tương hỗ tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát triển bền vững kinh tế toàn tỉnh bao gồm:

+ Các tuyến Đông - Tây: Tuyến hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 24 từ Phổ An đi Thạch Trụ - Phổ Phong đến Ba Tơ - Kon Tum - Bờ Y - Ngọc Hồi chiều dài qua Quảng Ngãi 72 km. Tuyến hành lang kinh tế Trà My - Trà Bồng - Dung Quất (đoạn qua Quảng Ngãi dài 77 km, từ Bình Long đến Dung Quất nối KKT Dung Quất với các huyện phía tây Quảng Nam, Quảng Ngãi và Nam Lào, Đông bắc Campuchia, Thái Lan. Hành lang kinh tế dọc tuyến Sa Kỳ - TP. Quảng Ngãi - Sơn Hà - Sơn Tây - Đắc Tô.

+ Các tuyến Bắc - Nam: Hành lang kinh tế dọc tuyến Trà Thanh - Trà Phong - Di Lăng - Ba Ngạc - Ba Tiêu - Quốc lộ 24. Hành lang kinh tế dọc tuyến Trà Bình - Ba Gia - Tư Nghĩa - Nghĩa Hành - Minh Long - Ba Điền - Quốc lộ 24. + Phát triển các ngành và lĩnh vực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 33 - 35)