- An ninhquốc phòng
2.3.4. Giải pháp về vốn và quản lý, sử dụng vốn đầu tư
Đối với nguồn ngân sách nhà nước, để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Đề nghị Trung ương đầu tư đúng tiến độ vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện... làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển vào các lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế.
Các nguồn vốn ngoài ngân sách, tập trung thu hút mạnh vốn đầu tư bên ngoài, như: Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương (dự kiến đáp ứng được 31,5% tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015); Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dự kiến sẽ chiếm khoảng 15% tổng đầu tư trên địa bàn thời kỳ 2011-2015); Nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; vốn từ các tổ chức, thành phần kinh tế và huy động trong cộng đồng dân cư.
Để thực hiện có hiệu quả việc thu hút các nguồn vốn bên ngoài, cần cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư.
Để có thể chủ động huy động các nguồn lực đầu tư vào miền núi, tỉnh cần thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư.Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế cho phát triển miền núi. Xây dựng các chương trình, dự án để thu hút vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tập trung vào các cây trồng chính là mía, mỳ, điều ghép, cây ăn quả và cây nguyên liệu giấy; ưu tiên phát triển các giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, cải tạo giống bò, lợn và gia cầm tại các huyện miền núi.Khuyến khích hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực tạo ra
mặt hàng thương mại từ công nghiệp chế biến một số cây, con nông lâm nghiệp...Nghiên cứu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng về kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển. Có chính sách khả thi và phù hợp để huy động vốn vay từ các ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển, thực hiện chế độ ưu đãi lãi suất cho vay linh hoạt và phù hợp với điều kiện, chu kỳ sản xuất nông lâm nghiệp, cũng như các chính sách về bảo hiểm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp để tăng cường khả năng huy động vốn, giảm áp lực lãi suất và rủi ro cho nông dân.