NGOÀI
Nguồn vốn ODA và vốn của các tổ chức phi Chính phủ (NGO) đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và khu vực miền núi nói riêng.
12.1. Nội dung các chương trình, dự án
Đối với các dự án sử dụng vốn ODA: Trong thời gian qua, toàn tỉnh có 24 dự án ODA, đầu tư trên các lĩnh vực như: Xây dựng CSHT nông thôn; các tuyến giao thông; Cải thiện Môi trường đô thị; Thủy lợi; hỗ trợ Giáo dục; Năng lượng nông thôn, Phòng chống thiên tai.
Đối với các dự án NGO: Trên địa bàn tỉnh có 19 Tổ chức phi Chính phủ hoạt động với 45 chương trình, dự án. Các chương trình, dự án chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như: Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực và viện trợ khẩn cấp. Chương trình, dự án đều phát huy hiệu quả, phù hợp các định hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhiều mô hình được thử nghiệm thành công, có tác dụng tích cực trong giảm nghèo và phát triển kinh tế như các mô hình về phòng tránh thiên tai, phát triển kinh tế hộ gia đình.
12.2. Đánh giá tình hình thực hiện
Những kết quả đạt được: Công tác công tác xúc tiến, kêu gọi, tiếp nhận
viện trợ từ nguồn vốn ODA và vốn từ các Tổ chức Phi Chính phủ được thực hiện tốt nên việc thu hút các nguồn vốn này đạt được những kết quả tốt. Bên cạnh các dự án với quy mô vốn lớn được triển khai lâu dài như các Dự án: Nước sạch và Vệ sinh môi trường; Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (Plan); Giảm nhẹ tính dễ tổn thương do bão lũ gây ra (Tổ chức Tầm nhìn Thế giới); tỉnh đã kêu gọi một số tổ chức Phi Chính phủ tiếp tục tài trợ nhiều dự án có quy mô nhỏ như các dự án: Hỗ trợ chăm sóc mắt trẻ em (Tổ chức Fred Hollows Foundation); Xây dựng nhà hiệu bộ (Tổ chức Madison); Hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho nạn nhân chất độc da cam, cựu chiến binh nghèo, phụ nữ nghèo.
Việc có định hướng đầu tư theo ngành và khu vực tốt cùng với những chính sách xúc tiến hợp lý và phù hợp với điều kiện, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thu hút.
Các chương trình, dự án ODA và các tổ chức Phi Chính phủ đã đóng góp kinh phí, tình cảm, trách nhiệm của các tổ chức dành cho tỉnh là rất lớn; góp
phần nâng cao số lượng chương trình, dự án, nguồn vốn cho đầu tư phát triển và tích lũy, học tập kinh nghiệm quản lý tiến bộ.
Những tồn tại, hạn chế: Tốc độ giải ngân và tiến độ thực hiện của đa số
các dự án đều bị chậm (đặc biệt là trong năm 2007-2008) do những biến động về giá vật liệu, điều chỉnh dự toán đầu tư, các thủ tục đấu thầu theo yêu cầu của nhà tài trợ và năng lực vốn đối ứng hạn chế… đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện. Tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ, như: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đặc biệt là Dự án RE II, Dự án Cải thiện môi trường; Một số định mức chi phí thấp so với thực tế nhưng chậm được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến triển khai và tiến độ thực hiện; Một số quy định có sự khác biệt giữa Nhà tài trợ và Nhà nước Việt Nam, như quy định về đấu thầu, về đền bù giải phóng mặt bằng, về biểu mẫu báo cáo; một số công việc phải chờ ý kiến của Nhà tài trợ, mất nhiều thời gian cũng làm chậm tiến độ thực hiện.