Chính sách giá

Một phần của tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Ngọc Minh (Nhà hàng Hải Long) (Trang 29 - 31)

Nhà Hàng Hải Long

3.2.Chính sách giá

Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của dân cư còn thấp. Trong việc phát triển sản phẩm mới doanh nghiệp phải có chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Trong chính sách giá đối với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể theo đuổi những mục tiêu cơ bản sau đây:

• Để tồn tại (giá cao hơn chi phí)

• Để tối đa hoá lợi nhuận trước mắt

• Để tăng thị phần

• Để thu hồi vốn nhanh

• Để dẫn đầu về chất lượng

Các mục tiêu khác: một doanh nghiệp có thể dùng giá để phục vụ cho một số mục tiêu cụ thể hơn. Doanh nghiệp có thể đặt giá ở mức thấp để ngăn chăn cạnh tranh hay đặt giá bằng giá của đối thủ cạnh tranh để giữ ổn đinh thị trường. Giá có thể được quyết đinh ở mức giữ uy tín cũng như hỗ trợ các hãng buôn hay để tránh sự can thiệp của Chính phủ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể dựa vào ý muốn chủ quan của mình để định giá. Bạn cần phải tuân thủ những ràng buộc nhất định. Nhà hàng Hải Long đã áp dụng những chính sách giá sau đây:

Chính sách giá hớt váng (Skimming) và giá thâm nhập thị trường (Penetration):

Khi xác định giá cho một sản phẩm, nhất là sản phẩm mới, Hải Long đã xem xét và áp dụng chính sách giá hớt váng thị trường (skimming) hay giá thâm nhập thị trường (penetration pricing).

Chính sách giá hớt váng thị trường (Market-Skimming Pricing): hớt váng thị trường liên quan đến việc định giá cao so với giá thị trường. Chính sách này đặc biệt thích hợp với các sản phẩm mới vì:

• Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của một sản phẩm, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất;

• Thị trường sẽ được phân định theo thu nhập nhờ giá cao;

• Nó có thể là một yếu tố bảo vệ một khi giá cả xác định sai;

• Giá cao ban đầu sẽ hạn chế nhu cầu ở mức sản xuất ban đầu của doanh nghiệp.

Chính sách giá thâm nhập thị trường: Trong chiến lược này, một mức giá thấp ban đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn ngay lập tức. Tuy nhiên, để áp dụng chính sách này, nên có những điều kiện sau:

• Sản phẩm có mức cầu giãn lớn;

• Giá đơn vị của sản phẩm sẽ phải giảm đi đáng kể khi sản phẩm được sản xuất theo quy mô lớn;

• Doanh nghiệp cần dự tính trước là sản phẩm đó sẽ phải chịu cạnh tranh mạnh ngay khi nó xuất hiện trên thị trường;

Chính sách này khá là phù hợp đối với một nhà hàng mới đi vào hoạt động như Hải Long

Chiết khấu và hoa hồng Chiết khấu:

Chiết khấu số lượng: Các đơn đặt hàng có thể giảm chi phí sản xuất và phí dịch vụ đi kèm.

Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán

Các khoản hoa hồng: đó là việc giảm giá để bồi hoàn lại những dịch vụ khuyến mại mà nhà hàng Hải Long đã thực hiện.

Một phần của tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Ngọc Minh (Nhà hàng Hải Long) (Trang 29 - 31)