TỔNG HỢP NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC BIỆT GIỮA HAI HƯỚNG PHÁT

Một phần của tài liệu Bài soạn Môi trường và phát triển bền vững (Trang 44 - 47)

1 .8.7 Môi trường đô thị

2.3: TỔNG HỢP NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC BIỆT GIỮA HAI HƯỚNG PHÁT

hay cố gắng làm giảm hậu quả của ô nhiễm

Chẳng hạn trong ngành công nghiệp sản xuất gạch lát, nguyên liệu thuỷ tinh thô chứa no và chì vẫn được sử dụng trong nhiều năm nay để sản xuất gạch gốm. Các nguyên tố này khi bị thải ra môi trường theo nước thải là mối nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng và làm ô nhiễm nguồn nước. Các công ty sản xuất gạch lát đã phát hiện ra là việc làm trong sạch nguồn nước thải ở cuối quy trình tốn kém và không hiệu quả bằng việc sử dụng nguyên liệu thuỷ tinh không có flo và chỉ thay thế cho loại nguyên liệu cũ.

Ngoài ra, để khắc phục các hậu quả môi trường đang tồn tại thì không thể thiếu vai trò của khoa học công nghệ, đặc biệt là các công nghệ xử lý chất thải “cuốí đường ống".

2.3: TỔNG HỢP NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC BIỆT GIỮA HAI HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRIỂN

Bảng 2.2. Những quan niệm cơ bản của 2 hướng phát triển TT Phát triển không bền vững

1. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận. khoa học công nghệ sẽ tìm ra các tài nguyên mới thay thế cho các loại đã hết.

2. Khả năng tự làm sạch của môi trường là vô tận.

3. Nghèo đói chỉ đơn giản là do tăng trưởng kinh tế chưa đầy đủ, xuất phát từ đầu tư chưa đủ mức: ở đây không có vấn đề quyền lực.

Phát triển bền vững

Tài nguyên thiên nhiên là có hạn cả về số lượng và khả năng tự phục hồi đối với tài nguyên có thể tự phục hồi.

Năng lực sản xuất và quay vòng của các hệ sinh thái có thể được tăng cường nhờ con người, nhưng sự tăng cường đó không thể vượt quá giới hạn tự nhiên .

Đặc tính của chính quyền là ưu tiên lợi nhuận cho những ai nắm quyền lực.

Quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị có liên hệ chặt chẽ với nhau, quyền lực này làm tăng quyền lực kia của người

nắm giữ. Cộng đồng nghèo đói là cộng đồng không có quyền lực thực sự. Cốt lõi của sự nghiệp xoá đói giảm nghèo là thực hiện dân chủ tận gốc, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.

4. Thị trường cho phép cạnh tranh tự do, bình đẳng.

Thị trường có cơ chế phân phối rất quan trọng, nhưng các loại thị trường đều không hoàn hảo : đặc tính của thị trường là thoả mãn cái "muốn" của người giàu nhiều hơn là cái "cần" của kẻ nghèo.

5. Vay nợ quốc tế để đầu tư cho sản xuất sẽ tạo khả năng hoàn trả cho người đi vay và là biểu hiện của sự bình đẳng.

Hệ thống toàn cầu chỉ bền vững và công bằng trên cơ sở các cộng đồng bền vững và công bằng. Vay nợ chỉ có lợi cho phía đi vay trong một số trường hợp, nhưng có lợi cho phía cho vay trong mọi trường hợp.

6. Những người nông dân, ngư dân thất nghiệp do công nghiệp hoá sẽ dễ dàng được giải quyết việc làm tại các đô thị và khu công nghiệp.

Các hoạt động kinh tế địa phương đa dạng hoá trên cơ sở nguồn tài nguyên đa dạng của địa phương có khả năng đáp ứng tốt hơn đối với các nhu cầu cơ bản của cộng đồng, tăng độ an toàn của cộng đồng, của quốc gia và toàn cầu.

Chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân mất đất, cho ngư dân mất mặt nước không phải là việc làm đơn giản.

7. Lực thị trường sẽ tự điều chỉnh và phân phối các lợi nhuận từ thị trường. Quản lý phát triển phải tôn trọng các nguyên tắc thị trường.

Khi người địa phương kiểm soát các nguồn tài nguyên tại chỗ và tạo ra nguồn sống cho con cái họ thì họ có trách nhiệm tốt hơn là những nhà quản lý vắng mặt và ở xa. Điều quan trọng không phải là lực thị trường mà là quyền sử dụng và kiểm soát tài nguyên.

Nguồn : R.Hart, 1997.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, không quan tâm đến môi trường đang đẩy xã hội loài người vào vòng xoáy của sự luẩn quẩn, trong đó việc tăng trưởng kinh tế - suy thoái tài nguyên môi trường - xói mòn văn hoá xã hội - tăng trưởng kinh tế sẽ nhanh chóng tiến đến giai đoạn khủng hoảng của xã hội loài người.

Phát triển bền vững không loại trừ tăng trưởng kinh tế mà đòi hỏi phúc lợi kinh tế phải cân bằng với các phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn. Đó là lĩnh vực liên ngành.

Phát triển bền vững là một quá trình xã hội - chính trị. Thách thức lớn nhất của phát triển bền vững không phải là khoa học, công nghệ mà đòi hỏi phải thay đổi hành

vi của con người về mặt tổ chức, hoạch định chính sách và chiến lược.

Phát triển bền vững là một lối sống, một nguyên tắc đạo đức mới, một "đạo lý toàn cầu” mới. Vì vậy, giáo dục và truyền thông môi trường là một công cụ cực kỳ quan trọng của phát triển bền vững. Tuy nhiên, công cụ này chỉ thực sự sắc bén nếu những lựa chọn về giá trị được chuyển giao vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định.

CÂU HỎI ÔN TẬP 1 . Phát triển bền vững là gì ?

2. Nêu các nguyên tắc cơ bản và mục tiêu của phát triển bền vững. 3. Trình bày vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển bền vững.

Chương 3

MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở CÁC VÙNG KINH TẾ- SINH THÁI CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Bài soạn Môi trường và phát triển bền vững (Trang 44 - 47)