1 .8.7 Môi trường đô thị
4.5. BÙNG NỔ DÂN SỐ
Tất cả các khó khăn kể trên đã cản trở con đường đi tới phát triển bền vững và vấn đề càng phức tạp hơn khi ta gắn kết với sự bùng nổ dân số trên quy mô toàn cầu. Theo con số ước tính thì dân số thế giới sẽ gấp đôi trong thế kỷ tới và ảnh hưởng bất lợi đến sự thành đạt của phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu. Dân số và sản xuất lương thực đều tăng nhưng không theo một tỷ lệ phù hợp. Kiểu sản xuất lương thực hiện nay trên thế giới mang tính chất dư thừa ở những nước giàu và khan hiếm ở những nước nghèo. Đế chuyển hướng sự tăng trưởng không đồng đều này giữa nhu cầu và cung cấp thực phẩm trên thế giới, phát triển bền vững cho rằng những trọng điểm của sản xuất cần chuyển sang những vùng bị thiếu kém của thế giới. Mặc dù là một lôgic đúng nhưng cũng không chắc liệu các tổ chức và cơ cấu quốc tế có muốn điều này trở thành hiện thực hay không Hơn nữa, thương mại và sự trợ giúp quốc tế hiện nay một lần nữa trở thành bức rào chẵn khó có thể vượt qua. Khi sự tăng trưởng dân số ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng cuộc sống thì sự đối lập giữa các nước phát triển và đang phát triển trở nên trầm trọng. Ở một số nước giàu phương Bắc, dân số thực sự đang giảm dần. Giá cả cao và sự đi lên của đời sống, đặc biệt là những tốn kém cho một đứa con ra đời là lý do của việc giảm sinh đẻ. ảnh hưởng chính của nó là việc tiếp tục giảm số lượng người đi làm và giảm nguồn phụ cấp lương hưu cùng các bảo hiểm xã hội khác. Kết quả là, chính phủ của một số nước phương Tây (Pháp, Anh, Thụy Sỹ) đã xét lại chính sách lâu dài về các vấn đề như lương hưu, lợi ích an toàn xã hội và dịch vụ y tế quốc gia.
Trái lại, những gia đình ở các nước đang phát triển thường đông hơn phần lớn là do quan niệm truyền thống. Thiếu những lợi ích an toàn xã hội, cha mẹ phải dựa vào con cá' để được chăm sóc lúc tuổi già. Phong tục này vẫn thịnh hành ở những nước đang phát triển, đặc biệt là phương Đông. Con cái được xem như một thứ "bảo hiểm" và hậu quả là họ có rất nhiều con so với các nước phát triển, nơi mà cha mẹ già chủ yếu dựa vào sự trợ cấp xã hội nhiều hơn là vào con cái.
Phụ nữ - tầng lớp thấp kém của các xã hội lạc hậu - bị bó buộc trong nhiều tập tục và bị hạn chế học hành. Sự hạn chế học hành của phụ nữ, đặc biệt là những thông tin thiết yếu về những vấn đề tổ chức kế hoạch hóa gia đình là nguyên nhân chính của việc có nhiều con hơn là số lượng con hợp lý cho một chất lượng cuộc sống ở mức
chấp nhận được. Những vấn đề này cùng với im ngưỡng và thái độ xã hội thâm căn cố đế đã ngăn cấm cái gọi là kế hoạch hóa gia đình", hình thành một cản trở nghiêm trọng để đạt được phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu trong một hạn định thời gian thích hợp.
Kết quả là nhiều trẻ em sinh ra bởi những người cha, người mẹ nghèo với vốn học vấn ít ỏi hoặc không có, những gia đình như thế là điều không ai mong muốn. Những người cha mẹ nghèo khổ đôi khi buộc phải bỏ rơi còn hoặc thậm chí bán con để giải phóng chúng khỏi cảnh nghèo khổ của mình, điều đó không hiếm ở Viễn Đông và châu Mỹ La tinh.
Ô 4.1. BÙNG NỔ DÂN SỐ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Uỷ ban Dân số và Phát triển Liên hợp quốc (LHQ) dự báo vào giữa thế kỷ XXI, dân số thế giới sẽ tăng thêm 3 tỷ người. Số người ở độ tuổi trên 65 sẽ tăng gấp đôi từ 7 - 16% vào năm 2050. Bên cạnh đó là sự bùng nổ dân số ở các quốc gia đang phát triển.
Những dự tính này cho thấy có khoảng 90% dân số thế giới sẽ phải sống trong các quốc gia mà hiện nay chúng ta gọi là "các nước đang phát triển". Theo ông Jô-sép, Giám đốc Uỷ Ban Dân số của LHQ thì những nước thuộc khu vực Nam và Đông Á sẽ là những quốc gia có tốc độ tăng dân số lớn nhất thế giới, cụ thể là Ấn Độ, Trung Quốc, pakistan, Nigera, Bangladesh và Indonesia. Hiện nay, 6 quốc gia này đã chiếm tới 50% tốc độ tăng dân số của thế giới. Chỉ riêng Ấn Độ, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của nước này đã bằng với tốc độ tăng dân số của 3 quốc gia cộng lại là Trung Quốc, Pakistan và Nigeria.
Theo dự tính, dân số của Mỹ sẽ tăng khoảng 40% trong giữa thế kỷ XXI .Tuy nhiên, số dân ở các nước Châu Âu lại giảm, có thể gây nên tình trạng thiếu hụt nhân công lao động trầm trọng ở khu vực này.
Uỷ ban dân số LHQ đã và đang xem xét mối tương quan giữa dân số môi trường và phát triển. Vấn đề gây tranh cãi đó là mối quan hệ giữa tốc độ tăng dân số và sự biến thái của môi trường. Một số các nhà khoa học cho rằng, gia tăng dân số là nguyên nhân chính dẫn đến những nguy hại cho môi trường. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng tiêu dùng quá mức mới là nguyên nhân đáng báo động.
Nguồn : Lê Hồng Sơn, Báo Gia đình và Xã hội No 50 - 51 ngày 22-29/06/2001.