So sánh sự phát triển của hai phường Vĩnh Trại và Đông Kinh thị xã Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Bài soạn Môi trường và phát triển bền vững (Trang 81 - 85)

1 .8.7 Môi trường đô thị

5.4.4. So sánh sự phát triển của hai phường Vĩnh Trại và Đông Kinh thị xã Lạng Sơn

1999 trên cơ sở chỉ số LSI

Giới thiệu chung về hai phường Vĩnh Trại và Đông Kinh - Phường Vĩnh Trại :

Vĩnh Trại (VT) là một phường trung tâm của thị xã Lạng Sơn, diện tích 167,33 ha, nằm dọc quốc lộ 4B kể từ đầu cầu Kỳ Lừa đến km số 3, VT có 6 trục phố chính và 30 ngõ xóm thông nhau. Dân số tính đến 1/4/1999 có 2.513 hộ với 11.683 nhân khẩu, có 13% dân số làm nông nghiệp trên diện tích 23% tổng diện tích toàn phường. Bộ phận dân cư còn lại ở VT sống bằng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Trong phường có 100 hộ kinh doanh vận tải ô tô, xe công nông, 400 hộ kinh doanh địch vụ lớn nhỏ, trên 1.700 hộ công nhân viên chức, có 4.720 nhà tầng, 112 ô tô tư nhân,

1.910 máy thu hình, 664 máy điện thoại và 100% dân số phường được sử dụng điện lưới quốc gia. Vĩnh Trại được đánh giá là phường giàu nhất thị xã Lạng Sơn.

- Phường Đông Kinh

Phường Đông Kinh (ĐK) nằm ở phía nam thị xã Lạng Sơn, diện tích 232 ha, có 9.482 nhân khẩu, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng. Trên 50% dân số làm nông nghiệp với 70% đất phường dành cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, ĐK có 152 hộ kinh doanh dịch vụ, 62 hộ kinh doanh vận tải. ĐK không phải là một phường giàu của thị xã, nhưng có cảnh quan sinh thái còn được bảo vệ khá tốt, đất đai rộng rãi, ít ô nhiễm.

So sánh phát triển của hai phường VT và ĐK trên cơ sở cho số LSI dùng cho khu vực đô thị (bảng 5.3)

Bảng 5.3. Kết quả tính toán chỉ số LSI của hai phường Vĩnh Trại và Đông Kinh - thị xã Lạng Sơn No l1 l2 l3 l4 l5 Các chỉ thị đơn li Chỉ thị đơn Trọng số Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm pháp 2 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi 2 không bị suy dinh dưỡng

Tỷ lệ số dân được dùng 4 nước sạch Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi 3 không bị ARI

Tỷ lệ rác thải được thu

1 gom

Phường Phường

Vĩnh Trại Đông Kinh

0,974 0,968

0,759 0,714

0,81 0,50

0,924 0,824

0,75 0,65

• Tính toán : Áp dụng tính theo công thức (5.1) được : - Phường Vinh Trại :

(0,974 x 2) + (0,759 x 2) + (0,81 x 4) + (0,924 x 3) + 0,75 LSIVT = 12 1,948 + 1,518 + 3,24 + 2,772 + 0,75 10,228 = = ≈ 0,85 12 12

- Phường Đông Kinh : (0,968 x 2) + (0,714 x 2) + (0,50 x 4) + (0,824 x 3) + 0,65 LSIĐK = 12 1,936 + 1,428 + 2,0 + 2,472 + 0,65 8,486 = = ≈ 0,71 12 12 • Nhận xét :

Cơ sở để đánh giá độ bền vững theo LSI như sau : LSI : 0,0 ÷ < 0,20 : Không bền vững

0,20 ÷ < 0,40 : Kém bền vững 0,40 ÷ < 0,60 : Trung bình 0,60 ÷ < 0,80 : Khá bền vững 0,80 ÷ 1,0 : Bền vững

Với LSIĐK = 0,71, độ bền vững của phường Đông Kinh thuộc diện khá, trong khi đó LSIVT= 0,85, phường Vĩnh Trại có độ phát triển thuộc diện bền vững.

- Kiến tạo chỉ số là phương pháp có hiệu quả trong đánh giá phát triển cộng đồng, trong đó LSI là một chỉ số cho phép đánh giá nhanh và rẻ vì các số liệu đều có trong báo cáo thống kê của địa phương.

- LSI cung cấp phương pháp để kiến tạo nhiều loại chỉ số khác tuỳ theo mục tiêu đánh giá, cốt lõi là phải chọn các chỉ thị đơn và trọng số của chúng một cách tối ưu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Việc đo lường độ bền vững của phát triển là một lĩnh vực mới mẻ và đang thu hút sự nỗ lực của giới khoa học. Việc quy độ bền vững của hệ thống môi trường - bao gồm cả các phúc lợi sinh thái và phúc lợi xã hội nhân văn - vào một chỉ số là một việc làm khó khăn và không thể nói là chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này rất tiện lợi cho các nhà quản lý xã hội.

Việc đánh giá gặp khó khăn là do :

- Không am hiểu hành vi và tiến hoá của các hệ sinh thái bản địa.

- Phản ứng của hệ sinh thái với các sức ép môi trường là phi tuyến tính và có tính chậm trễ do sức ì của hệ tạo ra.

- Sai số do chấn chỉ tiêu và số liêu điều tra thực tế.

số liệu quan trắc thường không đầy đủ

- Cung cấp dữ liệu sai lệch vì những lý do văn hoá - xã hội hoặc chính trị

Ngoài các phương pháp đơn giản và dễ như BS, LSI, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các phép đo khác vì hai chỉ số BS và LSI chưa thực sự phản ánh hết tính nhạy cảm của hệ thống môi trường cần quan trắc.

CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày 10 tiêu chuẩn chung của PTBV.

2. Nội dung, ưu điểm và hạn chế của Bộ chỉ thị về PTBV của Việt Nam. 3. Nêu cách tính chỉ số BS và LSI : ưu điểm và hạn chế của hai cách tính này.

Chương 6

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ - TTg ngày 02/12/2003 [6]. Trước đó hơn 1 năm, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Johannesburg Nam Phi (26/8-4/9/2002), bản báo cáo của Chính phủ nước ta về PTBV ở việt Nam đã được trình bày [12]. Hai văn kiện này là cơ sở cho các kế hoạch, quy hoạch và các chương trình hành động của "toàn Đảng, toàn dân, toàn quân" nhằm lồng ghép các chính sách môi trường vào PTBV trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI này.

Một phần của tài liệu Bài soạn Môi trường và phát triển bền vững (Trang 81 - 85)