BỘ CHỈ THỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bài soạn Môi trường và phát triển bền vững (Trang 75 - 76)

1 .8.7 Môi trường đô thị

5.2. BỘ CHỈ THỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM

(Do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất năm 1999)

Phát triển kinh tế

1. Tăng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đầu người .

2. Các công cụ và chính sách kinh tế trở thành động lực trong việc thực hiện các mục tiêu PTBV và bảo vệ môi trường.

3. Chi phí cho công tác BVMT tăng theo tỷ lệ phần trăm của GDP. 4. Mức giải ngân hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho PTBV. Phát triển xã hội

1. Tỷ lệ tăng dân số.

2. Tỷ lệ dân số cả nước sống dưới mức nghèo khổ. 3 . Tỷ lệ người lớn biết chữ.

4. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 5. Tuổi thọ trung bình.

6. Thiệt hại về người và của do thiên tai.

7. Mức độ tập trung dân chủ trong bộ máy nhà nước.

8. Cam kết tham gia tích cực các hiệp định và diễn đàn môi trường quốc tế. 9. Hệ thống hành chính cởi mở, trung thực và có năng lực hơn.

10. Các thể chế BVMT được thiết lập, hoạt động hiệu quả và được cấp đủ nguồn lực ở mọi cấp trong Chính phủ và ở tất cả các ngành.

11. Thực hiện hiệu quả cơ chế hoà nhập các nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường trong các giai đoạn và quy mô của quá trình quy hoạch phát triển.

thức trong tất cả các cơ quan, các cấp của Chính phủ ngay từ bước đầu hình thành các chính sách, kế hoạch và các dự án.

13. Thiết lập hệ thống giám sát tổng hợp đối với việc thực hiện quan trắc môi trường, cũng như đối với chất lượng của các chính sách và dự án phát triển hiện nay và trong tương lai.

14. Tái chế và sử dụng tại rác thải. Bảo vệ môi trường tự nhiên

1. Về rừng:

Tăng diện tích phủ xanh, mật độ, chất lượng rừng. 2. Về nước :

- Lượng nước ngầm và nước mặt khai thác từng năm. - Quyền được sử dụng nguồn nước an toàn.

- Xử lý nước thải. 3 . Về năng lượng :

- Tiêu thụ năng lượng mỗi năm theo đầu người

- Chi phí cho công tác dự trữ năng lượng (theo tỷ lệ phần trăm trong GDP).

- Tiêu thụ năng lượng từ các nguồn tái tạo (theo tỷ lệ phần trăm tổng mức tiêu thụ năng lượng).

4. Về đa dạng sinh học :

- Tỷ lệ các loài bị đe doạ (tính theo tỷ lệ phần trăm tổng số loài bản địa). - Tỷ lệ các khu bảo tồn so với tổng diện tích đất liền và biển.

- Số lượng các kế hoạch, cán bộ công nhân viên và khoản ngân sách dành cho công tác quản lý các khu bảo tồn.

5 . Về ngư nghiệp :

Sản lượng được duy trì bền vững tối đa.

Nguồn : Bộ Kế hoạch Đầu tư, 1999.

Nhận xét : Các "chỉ thị" trên đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra thực chất mới chỉ là các tiêu chí.

Một phần của tài liệu Bài soạn Môi trường và phát triển bền vững (Trang 75 - 76)