1 .8.7 Môi trường đô thị
5.4.1. Giới thiệu chung về chỉ số bền vững địa phương (LSI)
Phát triển cộng đồng là một vấn đề đa giá trị, phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp đánh giá cũng như nhãn quan của người đánh giá. Các chỉ số của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra dùng cho đánh giá nhanh sự phát triển cộng đồng, hoặc là chỉ đánh giá mặt thành công của phát triển (như chỉ số HDI, GDI), hoặc chỉ đánh giá mặt thất bại của phát triển (ví dụ chỉ số HPI, CPM). Nhưng dù có đánh giá kiểu gì thì những chỉ số trên đây của UNDP cũng chỉ thiên về các phúc lợi kinh tế và nhân văn, trong các chỉ số đó không thấy xuất hiện các chỉ thị phúc lợi sinh thái.
Năm 1998, hai nhà khoa học Bỉ Nath và Talay đề xuất chỉ số bền vững địa phương LSI (Local Sustainability Index) là bước đột phá về phương pháp luận, góp phần đẩy nhanh quá trình đánh giá phát triển ở cấp cộng đồng [17]. Chỉ số LSI của Nath và Talay gồm 5 chỉ thị đơn sau đây :
- I1 : Tỷ lệ trẻ vị thành niên không phạm pháp, tỷ trọng Cl= 2 - I2 : Tỷ lệ trẻ sơ sinh không tử vong, tỷ trọng C2 = 2
- I3 : Tỷ lệ số dân được dùng nước sạch, tỷ trọng C3 = 4
- I5 : Tỷ lệ diện tích đất không bị ô nhiễm, tỷ trọng C5= 1
Chỉ số LSI lồng ghép được các yếu tố phúc lợi kinh tế - xã hội và phúc lợi sinh thái, cách tính đơn giản, nhưng cũng bộc lộ các nhược điểm sau đây :
- Chỉ thị I4 và I5 không có hoặc rất khó thu thập đối với các nước đang phát triển, vì ở đó cơ sở dữ liệu về môi trường không sẵn các số liệu này.
- Với những cộng đồng có trình độ phát triển cao, chỉ thị I2 không nhạy cảm, thường rất thấp. Cũng như vậy, I1 có thể là không nhạy cảm với một số cộng đồng miền núi thuần phác.
- Các cộng đồng khác nhau (ví dụ nông thôn, miền núi, vùng ven biển, đô thị, điểm du lịch) có những đặc trưng khác nhau về môi trường và phát triển. Việc dùng một chỉ số LSI thống nhất không phản ánh sát hiện trạng của các hệ thống môi trường. Cần phải cải tiến và bổ sung LSI để có thể tính nhanh độ bền vững của các cộng đồng có các đặc trưng sinh thái nhân văn khác nhau. Việc tính toán, so sánh độ bền vững bằng chỉ số LSI do đó cần theo nguyên tắc :
- LSI phải bao gồm các chỉ thị riêng cho từng kiểu hệ thống môi trường (ví dụ nông thôn, đô thị).
- Khi so sánh độ bền vững của các cộng đồng bằng LSI, không nhất thiết các chỉ số LSI đều phải được xây dựng trên cùng một loại chỉ thị, mà có thể sử dụng các chỉ thị tương đương, thay thế cho nhau.