Phương pháp dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tài liệu Rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 (Trang 33 - 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Phương pháp dạy học địa lí ở nhà trường phổ thông

Hoạt động nhận thức trong dạy học địa lí được hiểu là hoạt động để hiểu biết các sự vật hiện tượng địa lí, các quy luật và các mối quan hệ của chúng. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh nội dung tri thức và hệ thống kĩ năng, kĩ xảo địa lí, thông qua các hoạt động học tập phát triển năng lực và hình thành nhân cách do mục tiêu giáo dục đề ra.

Theo các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học địa lí, các tri thức địa lí được dạy trong nhà trường phổ thông gồm hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo địa lí được lựa chọn trong hệ thống tri thức của khoa học Địa lí và được sắp xếp một cách logic tương ứng với logic nhận thức của HS ở từng cấp học, bậc học. Các nhà sư phạm có nhiệm vụ biến hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo

chung thành tài sản riêng của từng HS.

Muốn vậy, HS cần phải tiến hành các hoạt động nhận thức để chiếm lĩnh các kiến thức cơ bản của môn Địa lí dưới đây:

- Biểu tượng địa lí là những hình ảnh của các sự vật và hiện tượng địa lí được lưu giữ trong kí ức học sinh có khả năng tái tạo theo ý muốn. Biểu tượng địa lí là cơ sở hình thành khái niệm địa lí. Biểu tượng khái niệm càng rõ thì HS lĩnh hội khái niệm càng chắc chắn.

- Khái niệm địa lí là sự phản ánh trong tư duy những sự vật và hiện tượng địa lí đã được trừ tượng hoá và khái quát hoá dựa vào các dấu hiệu bản chất. Khái niệm địa lí có tính không gian, tính thời gian và tính quan hệ, khác với các khái niệm khoa học khác. Khái niệm địa lí được phân ra ba nhóm:

+ Khái niệm địa lí chung là khái niệm chỉ toàn bộ sự vật, hiện tượng địa lí đồng nhất, có các thuộc tính giống nhau. Ví dụ: sông, hồ, đường, …

+ Khái niệm địa lí riêng là khái niệm chỉ các sự vật, hiện tượng địa lí riêng biệt, cụ thể, có tên riêng. Mỗi khái niệm địa lí riêng chỉ liên quan đến một đối tượng và phản ánh tính độc đáo của nó, thường tương ứng với một địa danh nhất định. Ví dụ: sông Hồng, dãy Trường Sơn,…

+ Khái niệm địa lí tập hợp là khái niệm địa lí chỉ dùng để khái quát hoá những đặc điểm chung của các sự vật, hiện tượng địa lí từng vùng, từng khu vực. Ví dụ: sông ngòi miền Tây Bắc, địa hình vùng Đông Bắc,…

- Mối liên hệ địa lí là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí về mặt không gian, thời gian. Mối liên hệ địa lí có thể chia làm hai loại: mối liên hệ địa lí thông thường, mối liên hệ địa lí nhân quả. Trong hoạt động nhận thức, HS hiểu được các mối quan hệ sẽ nắm được bản chất hiện tượng và giải thích chúng một cách chính xác.

- Quy luật địa lí là những kiến thức đã được khái quát hoá biểu hiện các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí có bản chất cố định, không thay đổi trong những điều kiện nhất định, mỗi khi lặp lại.

Ví dụ: quy luật địa đới, quy luật phi địa đới …

- Kĩ năng, kĩ xảo địa lí: Để chiếm lĩnh kiến thức địa lí, HS cần phải có kĩ năng, kĩ xảo địa lí. Những kĩ năng đó là:

+ Kĩ năng bản đồ là kĩ năng làm việc với bản đồ, kĩ năng khai thác kiến thức địa lí tàng trữ trên bản đồ, hay nói một cách cụ thể: kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ, đo tính toạ độ địa lí, xác định vị trí, chồng xếp bản đồ, vẽ lược đồ; đọc, hiểu và sử dụng bản đồ, …

+ Kĩ năng khảo sát các hiện tượng địa lí ngoài thực địa theo tuyến, theo điểm (quan sát, quan trắc các số liệu khí hậu, thuỷ văn, …).

+ Kĩ năng học tập, làm việc với các tài liệu địa lí, trong đó có các kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ, xây dựng biểu đồ, phân tích các số liệu thống kê, phân tích các mô hình, lát cắt, …

+ Kĩ năng nghiên cứu địa lí, trong đó có các kĩ năng làm việc với các tài liệu địa lí, kĩ năng mô tả, viết và trình bày những vấn đề về địa lí.

+ Kĩ năng làm việc với máy tính và các phần mềm địa lí như kĩ năng khai thác Internet, kĩ năng vẽ biểu đồ trên máy tính, kĩ năng khai thác các phần mềm có nội dung địa lí, …

Tóm lại, hoạt động nhận thức của HS khi học tập nghiên cứu môn Địa lí là hoạt động chiếm lĩnh hệ thống biểu tượng và khái niệm địa lí, quy luật địa lí, các mối quan hệ và liên hệ địa lí, các kĩ năng và kĩ xảo địa lí. Tuy nhiên, muốn chiếm lĩnh tri thức địa lí và hình thành kĩ năng kĩ xảo không phải dễ dàng, nó đòi hỏi người thày phải biết cách tổ chức các hoạt động nhận thức theo phương pháp dạy học tích cực, đưa HS vào các hoạt động học tập, tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề về lí thuyết cũng như thực hành, sao cho các thông qua các hoạt động đó HS khám phá tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo và hoàn thành được mục tiêu giáo dục con người mới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w