Hƣớng mở rộng của đề tài

Một phần của tài liệu Tài liệu Rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 (Trang 129 - 130)

Hệ thống kiến thức địa lí tồn tại song song với hệ thống kĩ năng địa lí, vì vậy nói đến hệ thống kiến thức địa lí bao giờ cũng nói đến hệ thống kĩ năng tương ứng. Hệ thống kĩ năng này phần được GV rèn luyện thông qua dạy học ở trên lớp, phần được rèn luyện thông qua các bài thực hành ở nhà, các buổi ngoại khóa, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là phần rèn luyện kĩ năng thông qua các bài thực hành chính khoá. Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo càng cao bao nhiêu thì càng tạo ra tiền đề cho chất lượng cao của các kiền thức địa lí bấy nhiêu. HS muốn nắm vững hệ thống kiến thức địa lí thì phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí; có như vậy mới có thể vận dụng vào cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường.

Đối với HS, nhiệm vụ quan trọng nhất là thực hiện hệ thống việc làm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sao cho chuyển được hệ thống kiến thức địa lí nằm bên ngoài chủ thể vào trong đầu HS và trở thành tài sản riêng mình. Thông qua hệ thống việc làm, học sinh triển khai đầy đủ quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của nội dung bài học, môn học theo đúng cơ chế, giai đoạn của con đường nhận thức, con đường hình thành khái niệm khoa học.

GV và HS nếu nắm chắc bản chất của hệ thống kiến thức và kĩ năng kĩ xảo địa lí có thể vận dụng vào thực tế cuộc sống cũng như quá trình giảng dạy và học tập của mình, củng cố trình độ chuyên môn cho GV, từ đó phát huy năng lực tư duy, sự say mê, sự sáng tạo trong quá trình HS lĩnh hội hệ thống kiến thức. Cả hai yếu tố đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.

Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, đề tài không chỉ được sử dụng cho GV và HS lớp 12 THPT tỉnh Thái Nguyên, mà còn có thể áp dụng cho mọi GV và HS ở các bậc học và các cấp học khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w