6. Cấu trúc của luận văn
1.1.5. Thực hành địa lí thực chất là thày tổ chức, trò thi công
1.1.5.1.Thực hành địa lí là gì ?
Trong lĩnh vực giáo dục chúng ta thường dùng từ ghép có liên quan đến việc học như “học hành” từ nói lên nhiệm vụ chủ yếu của người HS trong nhà trường. Học là tích luỹ kiến thức kĩ năng, còn hành là vận dụng tri thức vào thực tiễn, gồm có các hoạt động trí óc và hành động.
Từ xưa, trong quá trình đào tạo con người, “hành” vẫn được coi trọng như là mục đích của việc học khi ra đời, nhưng muốn “hành” được ở ngoài đời thì người HS khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng phải “hành”.
Đó cũng chính là lí do mà đến nay, trong chương trình của tất cả các môn học trong nhà trường đều có những “bài thực hành”. Như vậy “hành” trong học tập chính là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo người HS trong nhà trường. Hành phải làm cho HS có được sự hiểu biết từ đơn giản đến phức tạp để bồi dưỡng cho HS có được năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Ở đây chưa phải là thực tiễn trong đời sống thực sự, mà chủ yếu là thực tiễn trong học tập.
Thực tiễn này không mới đối với nhân loại, nhưng mới đối với người HS trong quá trình tích luỹ tri thức. Công cụ để vận dụng tri thức đó chính là kĩ năng. Trong nhà trường phổ thông hiện nay có ba hình thức rèn luyện kĩ năng cho HS :
- Thông qua các bài thực hành
- Thông qua các bài tập cho HS tự làm ở nhà
- Thông qua việc quan sát GV thực hiện mẫu trong khi giảng bài ở trên lớp Ba hình thức này có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình hình thành các loại kĩ năng. Có thể nói hình thức chủ yếu và quan trọng nhất là dạy cho HS các kĩ năng thông qua các bài thực hành, nó có thể giúp cho HS nắm được kĩ năng cả về mặt lí thuyết cũng như hành động. Trong các bài thực hành, HS được hướng dẫn nắm kĩ năng tương đối đầy đủ, có hệ thống.
Cần kết hợp rèn luyện kĩ năng cho HS trong giờ lên lớp với việc hướng dẫn theo dõi HS tiếp tục rèn luyện ở nhà, trong thời gian ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Để giúp HS củng cố, phát triển được những kĩ năng đã lĩnh hội được, chúng ta cần buộc các em phải sử dụng các kĩ năng địa lí đó trong các khâu học tập ở trên lớp và làm bài tập ở nhà.
Kĩ năng, theo tâm lí học nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó thích hợp với những mục đích và những điều kiện hành động. Kĩ năng địa lí thực chất là những hoạt động thực tiễn mà HS thực hiện được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lí đã có. Muốn có kĩ năng trước hết HS phải có kiến thức và biết cách vận dụng nó vào thực tiễn một cách sáng tạo.
Dấu hiệu đặc trưng cho kĩ năng là nhận thức đầy đủ về mục đích của hành động và biết lựa chọn con đường ngắn nhất, đúng nhất để thực hiện.
Dạy học là dạy cả kiến thức và kĩ năng, vì vậy trong chương trình SGK không chỉ có các bài dạy về kiến thức mà còn có cả các bài dạy về kiến thức và kĩ năng, tức là các tiết thực hành. Trước đây, chương trình Địa lí 12 (cũ) chỉ có 1 bài thực hành (chiếm 6% thời lượng) nội dung là tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về địa lí địa phương (hình thành kĩ năng học tập nghiên cứu địa lí).
Từ năm học 2008-2009, chương trình và SGK Địa lí 12 THPT đã có sự đổi mới cơ bản so với chương trình và SGK cũ. Chương trình và SGK mới đã có những thay đổi lớn về nội dung và cấu trúc. Điểm nổi bật của nội dung chương trình là rất chú trọng tới việc hình thành năng lực cho người học, đổi mới cách dạy và cách học, tăng số tiết cho hoạt động thực hành, các bài thực hành (Chương trình Chuẩn 9 bài, Chương trình Nâng cao 15 bài), các dạng kĩ năng thực hành được rèn luyện củng cố, hình thành ở mức độ cao hơn, đó là:
- Kĩ năng vẽ lược đồ Việt Nam.
hiện các đặc điểm tự nhiên hay kinh tế-xã hội, xác định các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng và quá trình địa lí...
- Kĩ năng nghiên cứu làm việc với các tài liệu địa lí như:
+ Kĩ năng lập biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ, kết hợp với kiến thức đã học giải thích nguyên nhân
+ Kĩ năng xử lí các số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước - Kĩ năng học tập, nghiên cứu địa lí:
+ Kĩ năng phân tích số liệu thống kê + Kĩ năng phân tích văn bản
+ Kĩ năng thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau đề viết báo cáo ngắn theo chủ đề, trao đổi và thảo luận
+ Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước
Rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập bộ môn Địa lí. Vì vậy, các đề thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng, thi học sinh giỏi quốc gia...trong những năm gần đây, phần thực hành thường chiếm khoảng 30-40% tổng số điểm. Tuy nhiên, thực trạng giảng dạy trong nhà trường cho thấy thực hành vẫn là khâu yếu, chưa được quan tâm đầy đủ dẫn tới kết quả của HS chưa tương xứng với yêu cầu.
Thực tế qua quá trình tham gia giảng dạy, ôn thi, chấm thi tốt nghiệp, đại học và ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí, tôi nhận thấy kĩ năng thực hành địa lí của HS ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên nói chung còn rất yếu, nên điểm phần làm bài thực hành thường chưa cao.