Thày thiết kế và tổ chức, trò thi công trong thực hành địa lí 12

Một phần của tài liệu Tài liệu Rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 (Trang 42)

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.5.3. Thày thiết kế và tổ chức, trò thi công trong thực hành địa lí 12

Khái niệm có bản chất hoạt động. Bài học (lí thuyết, thực hành) là một quá trình thày tổ chức cho trò hoạt động để lĩnh hội một khái niệm và kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với nó, trong một thời gian xác định, ở một trình độ phát triển nhất định (Hồ Ngọc Đại).

Định nghĩa trên xét trên góc độ phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm thì người thày đã mã hoá nội dung thực hành trên giấy, theo chỉ dẫn ghi trong bài thực hành, HS lần lượt làm theo chỉ dẫn dưới sự tổ chức hoạt động nhận thức của GV từ bước một đến bước cuối cùng trong thời gian quy định, sẽ hoàn thành một bài học thực hành.

Định nghĩa trên xét theo quan điểm bài toán nhận thức thì những “Điều đã cho” là các dữ kiện nêu lên trong bài thực hành, còn “Điều yêu cầu” là HS xử lí dữ liệu và nêu nhận xét, khái quát rút ra từ dữ liệu đã cho. Tất nhiên trong quá trình nhận xét và khái quát HS vẫn phải huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ trước đó.

Như vậy, để giúp HS tự mình lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề thì cần phải thiết kế các bài thực hành dưới dạng các bài toán nhận thức theo phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm.

Ví dụ: Quy trình xây dựng bài toán nhận thức thông qua bài thực hành “Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân theo đầu ngươì giữa các vùng”.

Để tiến hành xây dựng bài toán nhận thức thông qua các bài thực hành địa lí thì cần phải xác định rõ mục đích bài học, kiến thức trọng tâm, điều đã cho và điều yêu cầu. Cụ thể cần phải đảm bảo các điều kiện:

- Một là, GV cần phải nhận biết được cái gì “đã biết”, và những cái “chưa biết”, trở ngại HS cần phải vượt qua trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới.

- Hai là, GV cần phải xác định rõ kết quả giải quyết mong muốn của mỗi hoạt động (chiếm lĩnh cái gì? rèn luyện kĩ năng nào? có thái độ và hành vi gì?)

- Ba là, GV phải thiết kế được các nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề giao cho HS, sao cho HS sẵn sàng nhận nhiệm vụ đó. Trong mỗi nhiệm vụ cần phải có các yếu tố cơ bản sau:

+ Tư liệu cần cung cấp cho HS và gợi mở phương án trả lời. + Lệnh và câu hỏi đề ra cho HS

+ Hình thức tổ chức và thời gian để giải bài toán nhận thức

- Bốn là, GV cần phải dự đoán trước những đáp ứng có thể của HS, để tổ chức, điều khiển…quá trình nhận thức của HS đạt hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, các bước tiến hành xây dựng và thiết kế bài toán nhận thức thông qua bài thực hành địa lí:

- Bước 1 - Xác định nội dung của hoạt động nhận thức (xác định điều đã biết, điều chưa biết, biện pháp thể hiện cái biết và chưa biết đó).

- Bước 2 - Xác định “cái cho” và “cái tìm” cho mỗi hoạt động nhận thức (quan sát cái gì? đọc thông tin nào? để làm gì?)

- Bước 3 - Xác định hình thức tổ chức và thời gian tiến hành giải bài toán nhận thức thông qua làm bài thực hành. Theo các nhà nghiên cứu, hình thức tổ chức các hoạt động có các dạng sau:

+ Công tác độc lập + Hoạt động theo nhóm + Làm việc chung cả lớp

- Bước 4 - Xác định thông tin phản hồi, chính xác hoá nội dung nhận thức. Cụ thể, GV cần phải xây dựng và thiết kế:

+ Nội dung: tìm hiểu cái gì ? đánh giá về vấn đề gì ?

+ Nhiệm vụ: vẽ lược đồ (điền vào chỗ trống), đọc bản đồ, vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích, tìm nguyên nhân…

+ Thời gian…phút

+ Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, cả lớp

+ Thông tin phản hồi: nội dung kiến thức cần đạt được 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Khái quát về tình hình KT- XH tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 3547 km2, với dân số 1137,7 nghìn người (2007), có vị trí địa lí quan trọng, là cửa ngõ của vùng Trung du

và miền núi Bắc Bộ đi về Đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Có thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, khả năng phát triển cây công nghiệp dài ngày, thương hiệu chè Tân Cương (Thái Nguyên) từ lâu đã nổi tiếng trong nước và quốc tế. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm công nghiệp luyện kim nổi tiếng của cả nước; đồng thời là một trong những trung tâm giáo dục lớn của khu vực.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng gặp không ít khó khăn, địa hình phức tạp, địa bàn cư trú của 17 dân tộc thiểu số, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Chất lượng cuộc sống, thu nhập bình quân đầu người ở đây còn thấp so với cả nước, tốc độ gia tăng dân số còn cao.

1.2.2. Đặc điểm đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên

1.2.2.1. Giáo viên

Qua số liệu thống kê năm học 2008- 2009:

- Toàn tỉnh có 109 giáo viên địa lí đang trực tiếp giảng dạy. Mỗi trường có từ 2-3 giáo viên, nhiều nhất là 5-6 giáo viên như trường THPT Chuyên, Lương Ngọc Quyến...

- Nguồn đào tạo giáo viên từ khoa Địa lí trường ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Hà Nội II. Trong đó chủ yếu GV địa lí được đào tạo từ khoa Địa lí ĐHSP Thái Nguyên.

- Trình độ: 100% GV đạt trình độ cử nhân, trong đó có 18 GV đạt trình độ thạc sĩ và 6 GV đang theo học thạc sĩ tại khoa Địa lí trường ĐHSP Thái Nguyên. Giáo viên đạt trình độ thạc sĩ tập trung nhiều tại các trường như THPT Chuyên, Lương Ngọc Quyến ...

- Tâm lí đa số GV đều yêu thích môn Địa lí mình đã lựa chọn học tập và giảng dạy, nhiều GV còn có sự đam mê và lòng nhiệt tình rất cao.

dung chương trình và SGK, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí. Một khi chương trình và SGK đã đổi mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu.

Nhìn chung chất lượng chuyên môn của đội ngũ GV địa lí tỉnh Thái Nguyên được đánh giá là khá tốt và đồng đều, đặc biệt là GV ở khu vực thành phố. Đội ngũ GV luôn được nâng cao trình độ và cập nhật thông tin mới do địa bàn có trường ĐHSP Thái Nguyên và giao lưu với Hà Nội cũng dễ dàng. Đồng thời Sở giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức thi GV dạy giỏi cấp tỉnh, tập huấn bồi dưỡng GV, cử đi học Thạc sĩ..., đã góp phần nâng cao nhận thức và trình độ lí luận dạy học, tạo điều kiện cho GV được học hỏi thêm ở các đồng nghiệp và trình độ nâng cao rất nhiều.

1.2.2.2. Học sinh

Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn thứ 3 trên toàn quốc, ở đây có nhiều trường đại học lớn, các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề của Bộ giáo dục và Đào tạo và của tỉnh nên giáo dục và đào tạo được quan tâm, chú trọng. HS nhìn chung năng động, ham học hỏi, phụ huynh quan tâm, đầu tư thích đáng cho việc học của con em mình. Tuy nhiên, cũng có sự phân hoá về mọi mặt giữa các địa bàn trong thành phố và các huyện.

Những kết quả nghiên cứu tâm- sinh lí của HS và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm- sinh lí, trong điều kiện phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, HS được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là HS bậc trung học.

Ngoài khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá ngày càng phát triển, học sinh THPT không thích chấp nhận một cách đơn

giản những áp đặt của GV. Các em thích tranh luận, bày tỏ những ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn đề lí thuyết và thực tiễn, đây là cơ sở quan trọng để dạy học địa lí, đổi mới phương pháp dạy học.

1.2.2.3. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Trong các giờ học địa lí, HS trong lớp đều có SGK. Hệ thống bản đồ giáo khoa và bản đồ treo tường tuy chưa đầy đủ, song đã được phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Một số tập bản đồ và Atlat Địa lí đã được trang bị, nhiều loại sách tham khảo được biên soạn, một số băng hình phục vụ bồi dưỡng GV và phục vụ dạy học địa lí được các trường mua sắm. Các kĩ thuật hiện đại dùng trong dạy học địa lí ngày càng được sử dụng rộng rãi. Sách thực hành địa lí trang bị đến từng học sinh thiếu khá nhiều.

1.2.3. Tình hình giảng dạy và học tập địa lí hiện nay ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Về mặt nhận thức, đa số GV đều cho rằng chương trình và SGK Địa lí 12 hiện nay về nội dung và yêu cầu của bài thực hành cao, đòi hỏi phải đầu tư công sức và kĩ thuật nhiều hơn. Việc giảng dạy bộ môn Địa lí ở các nhà trường vùng miền núi chủ yếu là các dân tộc thiểu số quan niệm về bài thực hành thường chưa đúng. Thực tế khi dạy các bài thực hành đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giống như ở các bài học lí thuyết. Phần lớn các bài thực hành thường được dạy chiếu lệ, qua loa, nhất là ở các huyện phía Bắc tỉnh Thái Nguyên như các trường THPT Võ Nhai, Định Hoá... phần lớn HS là con em dân tộc, tư duy trừu tượng, khái quát còn hạn chế, yếu về các môn tự nhiên, kiến thức xã hội còn nghèo nàn. Thời gian tự học, tự nghiên cứu chưa nhiều, giao tiếp hạn chế, thiếu tự tin và ý thức phấn đấu chưa cao. Trong quá trình học bài, khả năng tự ghi kém, các ý GV mở rộng thường không ghi được, GV thường phải sử dụng phương pháp đọc

chép. Các nội dung kiến thức liên quan đến giải thích nguyên nhân thì hầu như HS không trả lời được. Chỉ một số em khá giỏi là con em gia đình trí thức địa phương có điều kiện đầu tư, hướng dẫn con em học tập thì có kết quả học tập cao hơn

Đối với các trường ở thành phố, thị xã và thị trấn phía nam của tỉnh Thái Nguyên, thường có môi trường, điều kiện học tập tốt hơn, HS có khả năng tiếp thu và năng lực tư duy tốt, có mơ ước học lên rõ ràng, có sự tự tin và vươn lên trong học tập, việc nắm bắt và giải quyết các vấn đề với khối lượng kiến thức lớn, nhiều em đạt giải cao trong các kì thi Quốc gia và thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng với điểm số cao.

Gần đây, đội ngũ GV đã có trình độ chuyên môn vững vàng, trong giảng dạy thường xuyên cập nhật thông tin, các phương pháp dạy học đã được đổi mới theo hướng tích cực. Nhưng phần lớn các GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, diễn giảng... do không có phương tiện học như “Tập bài thực hành địa lí” nên hiệu quả học tập chưa cao, còn đơn điệu, cứng nhắc. Nhiều GV và HS còn xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí so với việc rèn luyện kĩ năng toán, văn... có GV, HS và gia đình các em còn cho rằng môn Địa lí là môn phụ, nên ít đầu tư thời gian học tập cũng như nghiên cứu.

Kĩ năng thực hành địa lí của HS ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên nói chung còn rất yếu, nên điểm phần làm bài thực hành thường chưa cao.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với nội dung thực hành đa số HS và GV chỉ làm việc với SGK, còn sử dụng các sách hướng dẫn thực hành địa lí hầu như không có. Chỉ có ở một vài trường thành phố như trường THPT Chuyên, Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên... việc sử dụng các sách hướng dẫn thực hành khá phổ biến, là cơ sở rèn luyện kĩ năng địa lí vớí mục đích học thêm để ôn thi đại học là chính (nhất là đối với các em dự thi đại học khối C).

-Về mặt nhận thức, phần đa GV có nhận thức tốt về phương pháp dạy học mới, còn một bộ phận nhỏ GV chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học. Nói chung kể cả GV có nhận thức đầy đủ và chưa đầy đủ nếu HS không có đủ phương tiện học thì không thể áp dụng phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm được.

- Về mặt trình độ, GV vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, việc nâng cao trình độ hạn chế hơn, nên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực có khó khăn.

- Về mặt kinh tế, trừ HS thành thị, phần đa HS nông thôn không có khả năng mua sách thực hành địa lí do giá cả quá cao làm cho GV áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều khó khăn.

1.2.4. Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên được xuất phát từ yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học môn Địa lí ở trường THPT. Chương trình giáo dục THPT ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”

Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động: Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của GV và HS, đổi mới hình thức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học với định hướng:

- Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể - Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS

- Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường - Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả dạy- học

- Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống...

Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho học tập là quá trình sáng tạo, HS tìm tòi,

Một phần của tài liệu Tài liệu Rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w