Tình hình giảng dạy và học tập địa lí hiện nay ở các trường

Một phần của tài liệu Tài liệu Rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 (Trang 47 - 49)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Tình hình giảng dạy và học tập địa lí hiện nay ở các trường

Thái Nguyên

Về mặt nhận thức, đa số GV đều cho rằng chương trình và SGK Địa lí 12 hiện nay về nội dung và yêu cầu của bài thực hành cao, đòi hỏi phải đầu tư công sức và kĩ thuật nhiều hơn. Việc giảng dạy bộ môn Địa lí ở các nhà trường vùng miền núi chủ yếu là các dân tộc thiểu số quan niệm về bài thực hành thường chưa đúng. Thực tế khi dạy các bài thực hành đa số GV vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẽ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giống như ở các bài học lí thuyết. Phần lớn các bài thực hành thường được dạy chiếu lệ, qua loa, nhất là ở các huyện phía Bắc tỉnh Thái Nguyên như các trường THPT Võ Nhai, Định Hoá... phần lớn HS là con em dân tộc, tư duy trừu tượng, khái quát còn hạn chế, yếu về các môn tự nhiên, kiến thức xã hội còn nghèo nàn. Thời gian tự học, tự nghiên cứu chưa nhiều, giao tiếp hạn chế, thiếu tự tin và ý thức phấn đấu chưa cao. Trong quá trình học bài, khả năng tự ghi kém, các ý GV mở rộng thường không ghi được, GV thường phải sử dụng phương pháp đọc

chép. Các nội dung kiến thức liên quan đến giải thích nguyên nhân thì hầu như HS không trả lời được. Chỉ một số em khá giỏi là con em gia đình trí thức địa phương có điều kiện đầu tư, hướng dẫn con em học tập thì có kết quả học tập cao hơn

Đối với các trường ở thành phố, thị xã và thị trấn phía nam của tỉnh Thái Nguyên, thường có môi trường, điều kiện học tập tốt hơn, HS có khả năng tiếp thu và năng lực tư duy tốt, có mơ ước học lên rõ ràng, có sự tự tin và vươn lên trong học tập, việc nắm bắt và giải quyết các vấn đề với khối lượng kiến thức lớn, nhiều em đạt giải cao trong các kì thi Quốc gia và thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng với điểm số cao.

Gần đây, đội ngũ GV đã có trình độ chuyên môn vững vàng, trong giảng dạy thường xuyên cập nhật thông tin, các phương pháp dạy học đã được đổi mới theo hướng tích cực. Nhưng phần lớn các GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, diễn giảng... do không có phương tiện học như “Tập bài thực hành địa lí” nên hiệu quả học tập chưa cao, còn đơn điệu, cứng nhắc. Nhiều GV và HS còn xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng thực hành địa lí so với việc rèn luyện kĩ năng toán, văn... có GV, HS và gia đình các em còn cho rằng môn Địa lí là môn phụ, nên ít đầu tư thời gian học tập cũng như nghiên cứu.

Kĩ năng thực hành địa lí của HS ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên nói chung còn rất yếu, nên điểm phần làm bài thực hành thường chưa cao.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với nội dung thực hành đa số HS và GV chỉ làm việc với SGK, còn sử dụng các sách hướng dẫn thực hành địa lí hầu như không có. Chỉ có ở một vài trường thành phố như trường THPT Chuyên, Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên... việc sử dụng các sách hướng dẫn thực hành khá phổ biến, là cơ sở rèn luyện kĩ năng địa lí vớí mục đích học thêm để ôn thi đại học là chính (nhất là đối với các em dự thi đại học khối C).

-Về mặt nhận thức, phần đa GV có nhận thức tốt về phương pháp dạy học mới, còn một bộ phận nhỏ GV chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học. Nói chung kể cả GV có nhận thức đầy đủ và chưa đầy đủ nếu HS không có đủ phương tiện học thì không thể áp dụng phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm được.

- Về mặt trình độ, GV vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, việc nâng cao trình độ hạn chế hơn, nên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực có khó khăn.

- Về mặt kinh tế, trừ HS thành thị, phần đa HS nông thôn không có khả năng mua sách thực hành địa lí do giá cả quá cao làm cho GV áp dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w